Tỉnh nỗ lực mở rộng cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng núi rừng nhằm khắc phục hội chứng Corona Blue

Đã tạod 2021-09-01 Số lượt truy cập 84

Nội dung

○ Tỉnh Gyeonggi-do nỗ lực mở rộng và xúc tiến dự án xây dựng công trình nghỉ dưỡng núi rừng năm 2021
– Đầu tư 31,7 tỷ won trong năm nay để xúc tiến tổng cộng 11 dự án (11 địa điểm mới, tu sửa 21 địa điểm)

○ Mục tiêu mở rộng công trình nghỉ dưỡng núi rừng từ 200 địa điểm hiện tại thành 230 địa điểm vào năm 2023
– Tạo việc làm cho 271 nhân lực trong lĩnh vực núi rừng như người hướng dẫn trị liệu thông qua núi rừng, hướng dẫn viên về rừng

Trong lúc đề án “Phúc lợi xanh” nhằm khắc phục hội chứng Corona Blue (Blue = trầm uất, trầm cảm) đang nổi lên gần đây, tỉnh Gyeonggi-do vào ngày 1 vừa qua cho biết trong năm nay đã và đang đầu tư chi phí đầu tư 31,7 tỷ won để xúc tiến 11 dự án xây dựng công trình nghỉ dưỡng núi rừng, nỗ lực hết sức vì cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng núi rừng.

Vì những người dân tỉnh đang mệt mỏi, chán chường về cả thể xác và tinh thần do dịch COVID-19 kéo dài, tỉnh dự kiến mở rộng các cơ sở nghỉ dưỡng núi rừng, cung cấp dịch vụ phúc lợi về rừng núi như xây dựng rừng nghỉ dưỡng tự nhiên, khu trải nghiệm văn hóa gỗ, trung tâm trải nghiệm rừng dành cho thiếu nhi, tu sửa lại đường leo núi, v.v.

Cụ thể, tỉnh đang xây dựng mới tổng cộng 11 địa điểm là những nơi ở trung tâm đô thị và gần khu sinh sống của người dân như Khu nghỉ dưỡng tự nhiên núi Mobongsan ở Hwaseong, Vườn thực vật Suwon, Bãi tắm giữa núi rừng núi Cheonggyesan ở Seongnam, Khu trải nghiệm văn hóa gỗ ở Icheon, Rừng trị liệu ở Dongducheon, Trung tâm trải nghiệm rừng dành cho thiếu nhi ở Anyang, Xưởng mộc sẻ chia ở Goyang, v.v.

21 địa điểm nghỉ dưỡng núi rừng đã lâu đời như Khu nghỉ dưỡng tự nhiên Yongin, Vườn thực vật núi Hwanghaksan ở Yeoju, Bãi tắm giữa núi rừng đảo Daebudo ở Ansan, Xưởng mộc sẻ chia, v.v là những đối tượng xúc tiến dự án tu sửa và đang chuẩn bị mang đến môi trường nghỉ dưỡng núi rừng luôn thoáng đãng, thoải mái cho người dân tỉnh.

Đặc biệt, vì những người tìm đến rừng núi trong thời gian giãn cách xã hội ngày càng nhiều nên tỉnh đang xúc tiến dự án bảo dưỡng lại tổng cộng 273km đường leo núi như núi Gwanggyosan nhằm xây dựng môi trường leo núi an toàn và tiện nghi cho mọi người. Mắt xích quan trọng của dự án này là thành lập ngân sách mới 4,3 tỷ won trong năm nay và đang thực hiện dự án bảo dưỡng các cột cây số trên đường leo núi, xây dựng điểm nghỉ ngơi ở 27 ngọn núi nổi tiếng ở tỉnh Gyeonggi-do.

Mặt khác, để cung cấp dịch vụ phúc lợi liên quan đến rừng núi cho người dân tỉnh, tỉnh cũng tập trung vào việc mang đến cơ hội có thể chữa trị cho thể chất và tinh thần thông qua việc mở rộng nhiều “chương trình trải nghiệm theo nhu cầu” đa dạng, phản ánh đúng nhu cầu của người dân như trị liệu bằng núi rừng, trải nghiệm về gỗ, trải nghiệm về rừng, v.v.

Từ năm ngoái, để phòng chống lây nhiễm COVID-19, tỉnh đã và đang tổ chức nhiều chương trình trải nghiệm về rừng đa dạng và không tiếp xúc trực tiếp, tách biệt với các chương trình sẵn có như video, phân bổ chế tác các kit trải nghiệm về rừng, chương trình giáo dục về rừng tìm đến tận nhà, v.v.

Để thực hiện được các chương trình này, tỉnh đã phân bổ tổng cộng 271 nhân lực có chuyên môn về phúc lợi liên quan đến núi rừng gồm 20 nhân viên hướng dẫn trị liệu bằng núi rừng, 124 hướng dẫn viên về rừng dành cho thiếu nhi, 29 hướng dẫn viên về lĩnh vực mộc, 27 hướng dẫn viên về rừng tại các khu rừng trị liệu, khu nghỉ dưỡng tự nhiên, vườn thực vật, khu trải nghiệm rừng dành cho thiếu nhi, bãi tắm giữa núi rừng trong địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục mở rộng dịch vụ nghỉ dưỡng núi rừng trong tương lai, tỉnh dự kiến từ năm nay đến năm 2023 sẽ mở rộng dần từ 200 địa điểm nghỉ dưỡng núi rừng lên 230 địa điểm, tạo việc làm trong lĩnh vực nghỉ dưỡng núi rừng cho đến 300 nhân lực.

Hiện tại, trong địa bàn tỉnh có tổng cộng 200 địa điểm nghỉ dưỡng núi rừng gồm 18 khu nghỉ dưỡng tự nhiên, 20 vườn thực vật, 5 khu rừng trị liệu, 41 bãi tắm giữa núi rừng, 92 khu trải nghiệm rừng dành cho thiếu nhi, 1 khu cắm trại trong rừng, 2 khu trải nghiệm văn hóa gỗ, 3 trung tâm giáo dục về núi rừng, 1 khu trải nghiệm văn hóa và sinh thái núi rừng.

Trưởng phòng phụ trách núi rừng tỉnh Gyeonggi-do, ông Lee Seong Gyu cho biết “Trong tương lai, chúng tôi sẽ nỗ lực mở rộng các địa điểm nghỉ dưỡng núi rừng phù hợp với xu hướng nghỉ dưỡng ở núi rừng, tiện lợi và bố trí gần khu sinh sống đô thị để bất kỳ người dân nào cũng có thể đến trải nghiệm”, và “Chúng tôi sẽ hướng đến sự hoàn hảo tuyệt đối trong việc xúc tiến dự án để người dân tỉnh đang mỏi mệt về thể xác lẫn tinh thần do đại dịch COVID-19 có thể tận hưởng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ở những khu rừng được chăm sóc chu đáo”.