Đội cứu hỏa Gyeonggi-do phát minh súng gây mê kiểu mới dùng để bắt động vật, hiệu quả và đảm bảo an toàn

Đã tạod 2022-12-07 Số lượt truy cập 178

Nội dung

○ Phòng tránh tai nạn cho thành viên trong đội, cải tiến đồng thời hiệu suất và tính an toàn như kéo dài tuổi thọ của đạn v.v
– Cải tiến hướng tiêm thuốc của đầu đạn kim tiêm từ phía trước → phía bên… Thuốc được tiêm vào phần cơ bất kể bắn trúng xương hay khớp của động vật nên phát huy được tính an toàn khi gây mê
– Hiện có 3 trạm cứu hỏa trong tỉnh được cung cấp và sử dụng súng gây mê, bao gồm cả trạm cứu hỏa Yongin đã và đang thường xuyên sử dụng

Đội cứu hỏa Gyeonggi-do đã phát minh loại súng gây mê dùng để bắt động vật dạng súng nén khí gas thay thế cho thuốc súng hiện tại, và đã thử nghiệm bắt được hai con thỏ một cách hiệu quả và an toàn.

Trụ sở cứu nạn & PCCC Gyeonggi-do vào ngày 7 cho biết đã và đang sử dụng súng gây mê dùng để bắt động vật dạng súng nén khí gas do Trung úy cứu hỏa Jung Hee-soo thuộc Phòng thanh tra PCCC của trụ sở phát minh ở 3 đơn vị cứu hỏa, trong đó có Trạm cứu hỏa Yongin là nơi thường xuyên khai báo về việc bắt các động vật như chó, lợn rừng, hươu nước, v.v.

Súng gây mê dùng để bắt động vật hoạt động theo cơ chế cho thuốc nước gây mê vào đầu đạn kim tiêm và nhắm bắn. Các súng gây mê hiện đang sử dụng là loại cho thuốc nổ Charger vào đầu đạn và gây nổ, phương thức này tồn tại các vấn đề như gây ra tai nạn khi phát nổ, làm giảm tuổi thọ của đầu đạn do cặn thuốc nổ.

Phương thức nạp khí gas nén của súng gây mê phát minh mới lần này có ưu điểm lớn là cải tiến đồng thời hiệu suất và tính an toàn, do cơ chế sử dụng khí gas nén và phóng thuốc bằng áp suất nạp khí nên không chỉ phòng tránh được tai nạn phát sinh mà còn kéo dài được tuổi thọ của đầu đạn và tiết kiệm chi phí mua thuốc nổ. Ngoài ra, hướng nạp thuốc của đầu đạn kim tiêm cũng được cải tiến từ hướng phía trước thành hướng bên. Đầu đạn hướng phía trước có lỗ ở trước kim phóng nên khi bắn vào xương hoặc khớp của động vật thì thuốc gây mê sẽ chảy thẳng vào xương khớp làm phát sinh di chứng phụ về sau. Đầu đạn phát minh mới lần này hướng lệch về phía bên, có một lỗ riêng ở phía sau của đầu đạn kim tiêm nên dù đầu đạn cắm vào xương hay khớp của động vật thì nước thuốc cũng sẽ đi vào phần cơ bắp, nâng cao hiệu suất và cả tính an toàn khi gây mê. (Tham khảo ảnh)

Sau khi phát minh ra súng gây mê dùng để bắt động vật kiểu mới này, Trụ sở cứu nạn & PCCC đã cung cấp 30 khẩu súng cho 3 cơ sở cứu hoả trong tỉnh gồm Trạm cứu hỏa Paju, Trạm cứu hỏa Anseong và Trạm cứu hỏa Yongin hiện tại đang thường xuyên sử dụng súng gây mê để bắt động vật.

Giám đốc Trụ sở cứu nạn & PCCC tỉnh Gyeonggi-do, ông Cho Sun-ho đã cho biết “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp loại súng này cho các đơn vị cứu hỏa để phục vụ công tác bắt động vật một cách an toàn. Chúng tôi đồng thời cũng đang chuyển giao kỹ thuật cho các doanh nghiệp tư nhân nên việc cung cấp sản phẩm sẽ hoàn toàn không có trở ngại”.