Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh tổng lực phòng chống dịch bệnh nấm lửa ở cây ăn trái
Đã tạod 2022-04-24 Số lượt truy cập 292
Nội dung
○ Xúc tiến giám sát tại vườn, hợp tác giữa trung ương và địa phương trong phòng chống lây lan bệnh nấm lửa ở cây ăn trái
○ Tiến hành phòng dịch bằng thuốc vào thời điểm thích hợp bằng cách sử dụng hệ thống thông tin dự báo để phòng tránh trước bệnh nấm lửa ở cây ăn trái
○ Quản lý nơi chôn chung các cây đã mắc bệnh và bảo toàn thu nhập cho nhà nông bằng cách trồng các cây thay thế
Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Gyeonggi-do vào ngày 24 công bố đã và đang tập trung tổng lực cho công tác phòng chống dịch bệnh nấm lửa ở cây ăn trái, bằng các biện pháp như giám sát tỉ mỉ và hợp tác trước khi chính thức phát sinh dịch bệnh, lắp đặt và sử dụng hệ thống dự đoán thời kỳ hoa nở, hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại nhanh chóng, quản lý nơi chôn cây bệnh, v.v.
Đầu tiên, Viện dự kiến sẽ hợp tác với Sở Phát triển Nông thôn và chính quyền tự trị địa phương của quận, thành phố tiến hành điều tra chính xác và phối hợp giám sát 4 lần 1 năm vào tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 10 tất cả những cây táo và lê ở 29 quận, thành phố thuộc địa bàn tỉnh.
Đồng thời sẽ lắp đặt thí điểm 100 hệ thống dự báo và cung cấp thông tin liên quan ở 10 quận, thành phố là khu vực trồng cây ăn trái chính yếu của tỉnh như Pyeongtaek-si, v.v để người nông dân có thể cân nhắc điều kiện thời tiết cho thời kỳ nở hoa của cây táo, lê, từ đó phun thuốc đúng lúc.
Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh cũng đồng thời hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại cho những nông dân chịu thiệt hại do lây nhiễm bệnh nấm lửa ở cây ăn trái và phòng chống dịch chung của tỉnh. Công tác tập trung kiểm tra tại chỗ về tu sửa lại hệ thống thoát nước, che phủ mặt đất, v.v cũng được triển khai, nhằm phòng tránh đất ở những nơi chôn cây bị dịch bệnh trôi đến nơi khác vào mùa mưa.
Dựa trên thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của nông gia làm nơi chôn cây dịch bệnh, tỉnh dự kiến sẽ phát hành sách hướng dẫn liên quan đến nghiên cứu tìm loại cây thay thế tùy theo từng địa phương, trong đó có cân nhắc đến loại cây trồng mang đến thu nhập, khu vực thích hợp để trồng trong địa bàn tỉnh, lưu thông và buôn bán, v.v.
Trưởng Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Gyeonggi-do, ông Kim Seok-cheol đã phát biểu “Điều tra chính xác và phòng dịch bằng thuốc theo từng thời kỳ nhằm phòng tránh dịch bệnh nấm lửa ở cây ăn trái cũng khá quan trọng, vì thế rất cần đến sự quan tâm, giám sát và khai báo của người nông dân”, và “Để phòng tránh dịch bệnh, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức trong công tác hợp tác cùng các cơ quan liên quan, liên tục giám sát vùng trồng trọt, chi trả tiền hỗ trợ nhanh chóng và nghiên cứu, phát triển cây trồng thay thế, v.v”.
Bệnh nấm lửa ở cây ăn trái là một loại bệnh nằm trong 180 loại bệnh thuộc họ hoa hồng, phát sinh ở cây táo, lê, v.v. Đây là một loại sâu bọ cần kiểm dịch theo luật định, làm cho lá, hoa, cành, quả, v.v khô lại thành màu đen hay màu nâu như bị cháy lửa. Tốc độ lây lan nhanh, nếu nhiễm bệnh thì trong vòng 10 ngày tuyệt đối phải thực hiện ngay biện pháp phòng dịch chung như chôn, đốt.
Năm ngoái, tại 7 quận, thành phố của tỉnh Gyeonggi-do, có 184 nông gia với 99ha vườn bị nhiễm bệnh nấm lửa ở cây ăn trái, và đã phải chôn bỏ tất cả táo, lê. Năm nay vẫn chưa có nông gia nào trong tỉnh bị nhiễm bệnh. Bệnh nấm lửa ở cây ăn trái cũng giống như bệnh truyền nhiễm ở gia súc như lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, v.v là không có thuốc điều trị. Các vườn trái cây bị đóng cửa vì dịch bệnh trong vòng 3 năm không thể trồng bất kỳ cây ký chủ nào (cây bị thể khuẩn gây bệnh ký sinh), bao gồm cả táo, lê, do đó phải chịu thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn. Từ đó cho thấy công tác phòng chống dịch bệch bằng thuốc và điều tra chính xác liên tục là rất quan trọng.