Tỉnh Gyeonggi-do, Gyeongbuk và Chungnam cùng chung tay đưa “Văn hóa Taesil” vào danh sách di sản thế giới

Đã tạod 2022-04-26 Số lượt truy cập 280

Nội dung

○ Ba chính quyền tự trị vùng đô thị lớn gồm tỉnh Gyeonggi-do, Gyeongsangbuk-do, Chungcheongnam-do cùng nỗ lực tiên phong trong công tác bảo tồn và khảo cổ di tích Văn hóa Taesil (Taebong)
○ Cùng chia sẻ kết quả khảo cổ di tích Văn hóa Taesil và nỗ lực tìm kiếm giá trị di sản thế giới của di tích

Tỉnh Gyeonggi-do đã bắt tay cùng Gyeongsangbuk-do, Chungcheongnam-do là hai tỉnh đã có hoạt động tích cực trong bảo tồn và nghiên cứu về Văn hóa Taesil (胎室 – Thai Thất) hoàng thất triều đại Joseon; theo đó 3 tỉnh cùng đẩy mạnh đăng ký Taesil vào danh sách di sản thế giới UNESCO.
Vào ngày 26, tại Quỹ Văn hóa Gyeonggi, tỉnh Gyeonggi-do đã tổ chức cuộc họp đầu tiên với sự tham gia của viện nghiên cứu di sản văn hóa của Gyeongsangbuk-do và Chungcheongnam-do (Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Gyeonggi, Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Gyeongbuk, Viện nghiên cứu văn hóa lịch sử Chungnam) để cùng tìm kiếm và mở rộng giá trị di sản thế giới của Taesil (胎室 – Thai Thất) hoàng thất triều đại Joseon.
Taesil được đặt ở một vị trí may mắn, là nơi lưu giữ nhau thai (dây rốn và nhau thai) của con cháu hoàng tộc. Trải qua thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng và công nghiệp hóa, nhiều Taesil đã bị biến mất, tỉnh Gyeonggi-do đã xác định được cho đến cuối năm ngoái, vẫn còn 65 Taesil tồn tại trong tỉnh.
Cuộc họp lần này được chuẩn bị để tỉnh Gyeonggi-do đang thực hiện công tác khảo cổ thực tế và bảo tồn Taesil trong địa bàn tỉnh từ sau 2019 có thể đưa ra đề án hợp tác cùng tỉnh Gyeongsangbuk-do và Chungcheongnam-do, đây là hai tỉnh đã có hoạt động tích cực trong công tác bảo tồn và nghiên cứu về Taesil.
Đây là cuộc họp đầu tiên có sự tham gia của các trưởng phòng phụ trách quản lý, bảo tồn di sản văn hóa ở từng chính quyền tự trị vùng đô thị lớn và những cán bộ có liên quan của viện nghiên cứu di sản văn hóa. Cuộc họp đã chia sẻ kết quả khảo cổ và thành quả nghiên cứu đạt được trong suốt thời gian qua, đồng thời tìm kiếm phương hướng trong tương lai.
Đại biểu phát biểu đầu tiên đến từ Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Gyeonggi (Nghiên cứu viên cấp cao Kim Jong Heun) đã phát biểu về thành quả khảo cổ thực tế về Taesil, Taebong trong địa bàn tỉnh Gyeonggi-do năm 2020, hình mẫu đặc biệt của hòm chứa nhau thai phân 3 sau khi khảo cổ khu vực Wondang-ri, Gwangju năm 2021.
Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Gyeongbuk (Đội trưởng Lee Dong Cheol) đã chia sẻ kết quả khảo cổ từ sau năm 2016 và tình trạng chỉ định, giải thích về cơ cấu phân bố Taesil ở Gyeongbuk. Viện nghiên cứu văn hóa lịch sử Chungnam (Nghiên cứu viên cao cấp Kim Hoe Jeong) đã chia sẻ thành quả nghiên cứu và tình hình di sản văn hóa Taesil trong khu vực tỉnh Chungcheongnam-do từ năm 2015, hiện trạng và đặc điểm của các Taesil mà tỉnh sở hữu.
Sau các bài phát biểu là thời gian thảo luận về tìm kiếm giá trị mang tính di sản thế giới để chuẩn bị cho công tác đăng ký Taesil vào danh sách di sản thế giới, trong đó buổi họp đã xúc tiến các hoạt động đa dạng gồm ▲ Ký kết MOU hợp tác với sự tham gia của 3 chính quyền tự trị vùng đô thị lớn và viện nghiên cứu trong tương lai ▲ Tổ chức các cuộc họp định kỳ ▲ Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế.
Trưởng phòng di sản văn hóa tỉnh Gyeonggi-do, Lee Hee-wan đã phát biểu rằng “Trong số 40 lăng vua triều đại Joseon là di sản thế giới, tỉnh Gyeonggi-do sở hữu nhiều nhất đến 31 lăng vua”, và “Cuộc họp đầu tiên với sự tham gia của 3 chính quyền tỉnh tự trị thuộc vùng đô thị lớn đang tập trung nỗ lực cho nghiên cứu và bảo tồn Taesil quả thực rất có ý nghĩa. Lấy cuộc họp lần này làm cột mốc, chúng tôi sẽ cùng nỗ lực hơn nữa để Văn hóa Taesil được biết đến rộng rãi, tỏa sáng trở thành một di sản thế giới trong tương lai”.