“Thư viện nhỏ văn hóa Ansan” – Nơi không phân biệt ngôn ngữ, quốc gia

Đã tạod 2017-04-21 Số lượt truy cập 107

Nội dung

 

“Thư viện nhỏ văn hóa Ansan” – Nơi không phân biệt ngôn ngữ, quốc gia


 

Ansan Multicultural Small Library

Theo công bố của Cục thống kê, trong năm 2015 vừa qua, số lượng gia đình đa văn hóa trên toàn quốc là 299 nghìn gia đình, trong đó 80 nghìn gia đình (chiếm khoảng 28,1%) hiện đang sinh sống tại tỉnh Gyeonggi. Đặc biệt, tại thành phố Ansan nơi có tên gọi là “Số 1 đa văn hóa”, số lượng gia đình đa văn hóa đang sinh sống là 10 nghìn người, chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các thành phố, quận huyện của tỉnh. Năm 2008, thành phố Ansan đã thành lập Trung tâm hỗ trợ dành cho các gia đình đa văn hóa và bố trí “Thư viện nhỏ đa văn hóa Ansan” ở tầng 1 của Trung tâm này.

 

■ Sưu tầm hơn 14 nghìn đầu sách tiếng nước ngoài

Ansan Multicultural Small Library

Khi bước vào cửa của Thư viện nhỏ đa văn hóa Ansan bạn sẽ thấy tràn ngập các đầu sách được viết bằng tiếng nước ngoài. Nơi đây có hơn 14 nghìn quyển sách của 23 quốc gia được xếp chồng lên nhau, từ tiếng Trung đến tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Malaysia, tiếng Indonesia, v.v. Theo giải thích của phó giám đốc thư viện Jeong Eun Ju thì Thư viện nhỏ đa văn hóa Ansan mở cửa từ 9 giờ sáng đến 6 giờ tối và lượng khách sử dụng bình quân mỗi ngày khoảng 90 người. Trong đó hơn 90% là thành viên gia đình đa văn hóa, công dân cư trú người nước ngoài và trong số này hơn 2/3 là nam giới. Tuy là thư viện nhỏ với diện tích không quá 23 pyeong nhưng ngoài khách đọc sách thường xuyên thì số lượng khách sử dụng mới cũng đang tăng lên hàng ngày.
 
Ansan Multicultural Small Library

Phó giám đốc thư viện Jeong cho biết mỗi ngày bà đều rất bận rộn để đón tiếp khách đến nhưng càng bận càng thấy vui. Nhờ có sự yêu mến của các nhân viên thư viện và khách sử dụng mà Thư viện nhỏ đa văn hóa Ansan đã đạt được giải thưởng Thư viện ưu tú trong lĩnh vực thử viện nhỏ quốc gia tại “Đại hội thư viện nhỏ trên toàn quốc 2016” được tổ chức trong năm vừa qua.

 

■ Thư viện hợp nhất thông qua những quyển sách

Ansan Multicultural Small Library

Trong tương lai Thư viện nhỏ đa văn hóa Ansan sẽ phát triển như thế nào? Khi được hỏi về phương hướng phát triển của thư viện trong thời gian tới, Phó giám đốc thư viện Jeong trả lời “Sẽ trở thành một thư viện không phân biệt”. Bà cho biết thêm “Chúng tôi muốn bắt đầu bằng việc đổi tên thành thư viện đa văn hóa. Bản thân cái tên hiện nay nó mang lại cảm nhận phân biệt những người không phải là dân nhập cư. Chúng tôi mong rằng tất cả cùng sinh hoạt tại đây như những người bạn hàng xóm, những người dân cùng xóm làng bất kể xuất thân từ quốc gia nào. Đây cũng là kế hoạch để thư viện xây dựng các sự kiện mới trong tương lai nhằm kích thích giao lưu giữa người dân.”
Chúng tôi kỳ vọng vào một tương lai mới của Thư viện nhỏ đa văn hóa Ansan với sự thay đổi lớn hơn bắt đầu từ những thay đổi nhỏ mà chúng ta có thể nhìn thấy trong tháng 4 tới đây.

Nguồn tin: Gyeonggi G News