Tỉnh xúc tiến chiến lược “Chăn nuôi thông minh và hạnh phúc” đặt trọng tâm cải thiện năng suất, trung hòa carbon trong năm nay

Đã tạod 2022-02-14 Số lượt truy cập 226

Nội dung

○ Tỉnh xây dựng kế hoạch xúc tiến chính sách chăn nuôi năm 2022… thực hiện “Chăn nuôi thông minh và hạnh phúc cùng người dân tỉnh”

○ Thực hiện chiến lược xúc tiến 3 mảng Sản xuất – Phúc lợi – Cộng sinh, tổng ngân sách trong năm nay là 300 tỷ
– Cải thiện năng suất, mở rộng chăn nuôi thông minh, trung hòa carbon, nâng cao hệ thống phúc lợi động vật công nghiệp, v.v

Ngày 14, tỉnh công bố dự kiến sẽ đầu tư tổng ngân sách 300 tỷ won để xây dựng “Kế hoạch xúc tiến chính sách chăn nuôi năm 2022” nhằm thực hiện “Chăn nuôi thông minh và hạnh phúc cùng người dân tỉnh” như trung hòa carbon, cải thiện năng suất, v.v.

Gần đây, tầm quan trọng của việc tăng tỷ lệ tự cung tự cấp của lĩnh vực chăn nuôi ở góc độ an ninh lương thực đang ngày càng tăng cao, theo đó kế hoạch này nhằm tích cực ứng phó với sự biến đổi của môi trường đối nội đối ngoại như bằng cách tái cơ cấu hệ thống bất đắc dĩ để thực hiện trung hòa carbon, xóa bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan về chăn nuôi theo FTA.

Tỉnh dự kiến sẽ xây dựng và thực hiện 3 chiến lược gồm (Sản xuất) Ổn định nền tảng ngành chăn nuôi và phát triển động lực tăng trưởng mới, (Phúc lợi) Chăn nuôi phúc lợi theo mô hình nước phát triển là gia súc cũng được hạnh phúc, (Cộng sinh) Chăn nuôi sạch và an tâm, thân thiện với môi trường và người dân tỉnh.

Để thực hiện kế hoạch này, tỉnh đầu tư ngân sách trong năm nay quy mô 300 tỷ won, tập trung chủ lực vào các lĩnh vực như “Cải thiện năng suất và thực hiện chăn nuôi thông minh”, “Xây dựng chăn nuôi thân thiện với môi trường”, “Quản lý nguồn thức ăn gia súc an toàn”, “Chăn nuôi mô hình tăng trưởng mới”, “Xây dựng hệ thống ngành chăn nuôi an toàn”, v.v.

Đầu tiên, để cải thiện năng suất và thực hiện chăn nuôi thông minh, dự kiến sẽ đầu tư ngân sách 92 tỷ won cho 13 dự án gồm mở rộng kết hợp chăn nuôi và ICT, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng chủng loại (bò sữa, lợn thịt, gia cầm, v.v). Đặc biệt từ năm nay, lập “ngân sách tự do của từng quận, thành phố” đối với dự án nâng cao khả năng cạnh tranh của từng chủng loại nhằm nhanh chân ứng phó với nhu cầu của các nông gia và tình hình thực tế ở từng địa phương.

Thứ hai, bắt nhịp với chiến lược thực hiện trung hòa carbon 2050, tỉnh đã dốc sức trong xây dựng môi trường chăn nuôi thân thiện với môi trường, bền vững và có thể đáp lại tình cảm của người dân tỉnh như “Chiến lược phát triển nông nghiệp Canh tác Gia súc Tuần hoàn theo mô hình Gyeonggi-do” đang được thực hiện từ tháng 3 năm ngoái.

Cụ thể, tỉnh đã đầu tư 45 tỷ won vào 13 dự án hỗ trợ thiết bị xử lý phân gia súc dạng khép kín được nông gia ưu tiên lựa chọn, thiết bị xử lý phân gia súc đa dụng và tiếp tục thực hiện “Dự án hỗ trợ nông trại gia súc hạnh phúc”, tập trung chủ lực vào xây dựng môi trường chăn nuôi thoáng mát và phúc lợi cho động vật công nghiệp.

Thứ ba, thành lập ngân sách 12 tỷ won cho 8 dự án như hỗ trợ xây dựng nền tảng tự cấp, sản xuất thức ăn gia súc thô và sản xuất thức ăn gia súc thô dưới góc độ quản lý, sản xuất thức ăn gia súc an toàn; sản xuất thức ăn gia súc từ cỏ ở đất bỏ hoang; chuyển hoá nguồn tài nguyên trời phú thành thức ăn gia súc; quản lý an toàn và chất lượng cho cơ sở thiết bị sản xuất thức ăn gia súc.

Thứ tư, đầu tư 10 tỷ won cho 15 dự án về nuôi dưỡng động lực tăng trưởng mới như ngành nuôi ngựa, ong mật và hỗ trợ chăn nuôi, lưu thông ngựa cỡi để cải thiện năng suất thông qua cải thiện gia súc; phân tích hệ di truyền của bò Hàn và bò sữa; nuôi bò sữa chủng mới, v.v, từ đó ứng phó trước với môi trường chăn nuôi tương lai.

Thứ năm, đầu tư 24 tỷ won cho 6 dự án như hỗ trợ gia nhập bảo hiểm thiên tai dành cho gia súc phòng bị trước cho các tai nạn như nắng nóng, bão tuyết, hỗ trợ khẩn cấp cho thiên tai ngành chăn nuôi; từ đó nỗ lực xây dựng hệ thống ngành chăn nuôi an toàn.

Trưởng phòng chính sách chăn nuôi – Kim Young-su cho biết “Ngành chăn nuôi có giá trị gia tăng cao đến mức chiếm lĩnh 1/2 trong top 10 sản lượng nông sản, là ngành nghề quốc gia rất quan trọng ở góc độ an ninh lương thực”, và “Theo đó, tỉnh Gyeonggi-do sẽ tiến đến tiếp tục tìm kiếm và tập trung xúc tiến các dự án trọng điểm, chiến lược ngành chăn nuôi tương lai đáp ứng với môi trường đang biến đổi”.