Tỉnh Gyeonggi sẽ xây dựng trên 170 nhà trẻ công lập vào mỗi năm cho đến năm 2026 và đồng thời tăng tỷ lệ sử dụng nhà trẻ công lên 50%.
Đã tạod 2023-02-15 Số lượt truy cập 184
Nội dung
Tỉnh Gyeonggi thúc đẩy 41 nhiệm vụ để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường mầm non chẳng hạn như: Từ năm nay đến năm 2026, hàng năm tỉnh sẽ xây dựng hơn 170 nhà trẻ công lập và tăng số lượng nhà trẻ chuyên nhận trông giữ trẻ dưới 12 tháng tuổi từ 320 nơi như hiện nay lên 380 nơi vào năm 2027.
Vào ngày 7 tháng này, tỉnh Gyeonggi đã thông báo rằng tỉnh sẽ thiết lập “Kế hoạch phát triển trường mầm non tầm trung và dài hạn lần thứ 4 của tỉnh Gyeonggi (giai đoạn 2023-2027) và bắt đầu triển khai kế hoạch từ năm nay.
Kế hoạch phát triển trường mầm non lần này phản ánh các nhiệm vụ như: thay đổi môi trường mầm non (tính đa dạng của gia đình, tỷ lệ sinh thấp, v.v.) và đa dạng hóa nhu cầu của người muốn gửi con đi nhà trẻ (chăm sóc trẻ dễ bị tổn thương, chăm sóc trẻ thích hợp, v.v.). Kế hoạch này gồm tổng 41 nhiệm vụ với 4 mục tiêu chính như sau: ▲Thực hiện chăm sóc trẻ mà tôn trọng quyền của trẻ ▲Tôn trọng quyền và nâng cao năng lực của giáo viên mầm non ▲Tăng cường khả năng chăm sóc trẻ em của tất cả những người chăm sóc trẻ em ▲Mở rộng cơ sở mầm non công lập và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em. Trong quá trình thành lập kế hoạch đã phản ánh ý kiến thực tế như: các kết quả nghiên cứu như ‘nghiên cứu thiết lập kế hoạch phát triển mầm non trung và dài hạn’; điều tra độ yêu cầu chính sách từ phụ huynh, giáo viên dạy trẻ và hiệu trưởng nhà trẻ; ý kiến thực tế từ các chuyên gia dân sự và quận – thành phố.
Trước tiên, để mang đến “nhiều cơ hội chăm sóc trẻ hơn nữa, tỉnh Gyeonggi vừa có kế hoạch tăng số lượng nhà trẻ công lập từ 1.300 nhà trẻ như hiện nay mỗi năm tăng thêm hơn 170 nhà trẻ và kéo dài cho đến năm 2026, vừa có kế hoạch thu hút làm tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ gởi nhà trẻ công lập ở Gyeonggi-do từ 34% lên 50% vào năm 2026.
Đặc biệt, bắt đầu từ năm nay, nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng cung cầu nhà trẻ giữa các vùng miền, tỉnh Gyeonggi cũng sẽ thúc đẩy các dự án nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng nuôi dạy trẻ như: hỗ trợ chi phí chuyển đổi nhà trẻ tư thục hiện có trong các khu chung cư thành nhà trẻ công lập (với 120 triệu KRW), và tỉnh hỗ trợ mở quỹ chuẩn bị khi lần đầu xây dựng nhà trẻ công lập (với 20 triệu KRW).
Với chính sách nhằm mang đến “nhiều cơ hội trông giữ trẻ bình đẳng hơn”, bắt đầu từ năm nay tỉnh Gyeonggi bắt đầu hỗ trợ phí trông giữ trẻ 100.000 KRW / tháng với đối tượng là trẻ em người ngước ngoài đăng kí tại các nhà trẻ trên tỉnh Gyeonggi. Đối với trẻ em nước ngoài, trong thời gian qua chi phí giữ trẻ đã được hỗ trợ một cách khác biệt theo từng khu vực cư trú hoặc các tổ chức tài chính như trường mẫu giáo, nhà trẻ.
Trên góc độ lan tỏa ‘cơ hội nuôi dạy trẻ tốt hơn’, để cải thiện ‘tỷ lệ giữa giáo viên trên trẻ’, mà là một trong những công ước dân cử lần thứ 8, bằng dự án đặc sắc, tỉnh Gyeonggi mở rộng số lượng nhà trẻ chuyên nhận trẻ dưới 12 tháng tuổi từ 320 nhà trẻ vào năm 2022 lên 380 nhà trẻ vào năm 2027. Nhà trẻ chuyên nhận trẻ dưới 12 tháng tuổi là cơ sở giảm tỷ lệ giữa giáo viên trên trẻ xuống 1:2 (trẻ dưới 12 tháng tuổi) hoặc 1:3 (trẻ 1 tuổi) dành cho trẻ từ 0 tháng tuổi ~ 1 tuổi cần chăm sóc cẩn thận.
Ngoài ra, tỉnh Gyeonggi sẽ tăng cường quản lý chất lượng của các nhà trẻ dân lập và tư thục hiện có. Từ năm 2023, các nhà trẻ tư thục mới và nhà trẻ dân lập sẽ được cung cấp từ 2 triệu KRW đến 3 triệu KRW để cải thiện môi trường cho mỗi cơ sở với mục đích cải thiện các cơ sở nuôi dạy trẻ đã lỗi thời. Số tiền trợ cấp chi phí lao động cho các đầu bếp nhà trẻ tư thục và dân sự cũng sẽ tăng từ 300.000 KRW lên 400.000 KRW / tháng.
Jee Ji-yeon, Cục trưởng Cục Gia đình và Bình đẳng giới của tỉnh Gyeonggi cho biết: “Do tỷ lệ sinh thấp, số trẻ em đến nhà trẻ ngày càng giảm, trong khi nhu cầu gửi trẻ bao gồm các cha mẹ đang dần đa dạng hóa. Thông qua các chính sách định hướng cuộc sống được đưa vào kế hoạch trung và dài hạn, chúng tôi sẽ tạo ra một môi trường nuôi dạy trẻ em, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi của tỉnh Gyeonggi có thể trải nghiệm nhiều cơ hội hơn, đồng đều hơn và tốt hơn mà không bị phân biệt đối xử trong khu dân cư và cơ sở tài chính.”