Tỉnh Gyeonggi-do mở rộng hợp tác quốc tế bằng ODA hòa bình “tháo gỡ bom mìn”… xây dựng khu vực an toàn, không bom mìn từ Mê Kông đến DMZ

Đã tạod 2021-06-09 Số lượt truy cập 79

Nội dung

○ Tỉnh Gyeonggi-do kết thúc thành công khóa đào tạo online “Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp trong tháo gỡ bom mìn ở lưu vực sông Mê Kông”, một mắt xích của ODA hòa bình theo mô hình tỉnh Gyeonggi-do
– Góp phần thiết lập hòa bình ở lưu vực sông Mê Kông… Xây dựng nền tảng ủng hộ, hợp tác trong cộng đồng quốc tế hướng đến DMZ an toàn, không bom mìn
○ “Nhóm cố vấn bom mìn (MAG)”, cơ quan chuyên về tháo gỡ bom mìn quốc tế tham gia vào phát triển và điều hành chương trình đào tạo
– “Tháo gỡ bom mìn chỉ khả thi khi hợp tác quốc tế”… Tăng cường hợp tác cùng tỉnh Gyeonggi-do để tháo gỡ bom mìn ở DMZ

Tỉnh Gyeonggi-do cho biết đã kết thúc khóa đào tạo online “Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp dự án tháo gỡ bom mìn lưu vực sông Mê Kông”, với mục đích bồi dưỡng nhân lực chuyên môn về tháo gỡ bom mìn lưu vực sông Mê Kông từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6.

Khóa đào tạo lần này là một mắt xích của “Viện trợ không hoàn trả (ODA) về hòa bình theo mô hình tỉnh Gyeonggi-do”, dự án hợp tác quốc tế do tỉnh Gyeonggi-do xúc tiến từ năm nay. Ý nghĩa của chương trình là mở rộng sự đồng cảm của cộng đồng quốc tế về việc tháo gỡ bom mìn cần thiết ở DMZ, nhằm đóng góp xây dựng nền tảng thiết lập hòa bình ở lưu vực sông Mê Kông, hướng đến việc biến Khu vực phi quân sự (DMZ) thành vùng đất hòa bình.

Đại học Seoul Cyber sở hữu lực lượng giáo dục kỹ thuật số đã phát triển và điều hành khóa đào tạo cùng với Nhóm tư vấn bom mìn (MAG, Mines Advisory Group). Chương trình đặt trọng điểm vào việc bồi dưỡng năng lực xử lý thông tin và dữ liệu liên quan đến tháo gỡ bom mìn; tăng cường năng lực xúc tiến công việc thực tế và quản lý tổng hợp ứng phó với vấn đề về bom mìn như nâng cao năng lực quản lý về sau, ví dụ như hỗ trợ người sống sót sau tai nạn và gia đình họ, v.v.

MAG là tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên về tư vấn kỹ thuật chuyên môn và đào tạo liên quan đến tháo gỡ bom mìn, đã lãnh đạo “Chiến dịch quốc tế cấm mìn (ICBL)” được nhận giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1997.

Khóa học cân nhắc đến tình hình dịch COVID-19 và đã tiến hành theo hình thức online không gặp mặt. 21 công chức và chuyên gia của tổ chức phi chính phủ liên quan đến tháo gỡ bom mìn đến từ các quốc gia ở lưu vực sông Mê Kông là Campuchia, Lào, Việt Nam đã tham dự.

Tỉnh Gyeonggi-do lấy khóa đào tạo lần này làm bước ngoặt và xác định phương hướng nỗ lực hết mình thực hiện vai trò của một chính quyền địa phương dẫn đầu phong trào tháo gỡ bom mình vượt ra khỏi lưu vực sông Mê Kông và đến các khu vực phát sinh tranh chấp trên toàn thế giới. Dựa trên cơ sở là thành quả của khóa đào tạo lần này, tỉnh sẽ mở rộng dự án ODA hòa bình liên quan đến tháo gỡ bom mìn, tiến đến xây dựng nền tảng hợp tác quốc tế để tháo gỡ bom mình tại DMZ.

Sở trưởng Sở Hòa bình, Lee Jae Kang đã phát biểu “Tai nạn phát nổ được phỏng đoán là do bom mìn phát sinh tại khu đất ẩm Janghang, Ilsan gần đây là vụ việc làm chúng ta nhận ra bom mìn là vấn đề mang tính quốc tế, có thể bộc phát bất cứ lúc nào, ở đâu tại khu vực phát sinh tranh chấp trên toàn thế giới”, và “Hợp tác quốc tế về việc tháo gỡ bom mìn để biến DMZ nguy hiểm thành DMZ an toàn cần được nhấn mạnh”.

Quả nhiên, MAG sau khi tổng hợp tình hình tháo gỡ bom mìn của Hàn Quốc và các trường hợp cụ thể về tháo gỡ bom mìn ở lưu vực sông Mê Kông, đã quyết định cùng nghiên cứu với tỉnh Gyeonggi-do phương án tăng cường hợp tác quốc tế trong tháo gỡ bom mìn.

Michael Bold, Cục trưởng kỹ thuật của MAG đã nhấn mạnh “Bồi dưỡng nhân lực chuyên môn về tháo gỡ bom mìn cần chia sẻ rộng rãi trường hợp cụ thể liên quan và phương pháp ứng dụng kỹ thuật. Điều này chỉ khả thi khi có sự hợp tác quốc tế”. Ông cũng bày tỏ cụ thể ý định hợp tác với Hàn Quốc và cho biết “Trường hợp tai nạn ở khu vực đất ẩm Janghang, Ilsan lần này, thông qua khảo sát chung quốc tế vốn có thể được làm sáng tỏ bằng kỹ thuật mô phỏng bom mìn được cài và bị cuốn trôi đến đâu”.