Tỉnh đầu tư hơn 770 tỷ won trong 5 năm phục vụ du lịch cộng sinh, bền vững, thông minh
Đã tạod 2022-01-09 Số lượt truy cập 229
Nội dung
○ Tỉnh Gyeonggi-do công bố thiết lập “Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Gyeonggi-do lần thứ 7 (2022~2026)”
– Thiết lập 14 chiến lược xúc tiến, 3 mục tiêu dưới đây để xây dựng “Du lịch cho tất cả, Du lịch Gyeonggi Glo-cal”
– Phát triển du lịch từ người ở tỉnh ngoài thành tập trung vào người dân tỉnh, chuyển hóa từ kế hoạch đơn vị điểm/ quận, thành phố (si, gun) thành kế hoạch hợp tác/ đơn vị đường, mặt (phẳng)
– Đầu tư 777,4 tỷ won cho đến năm 2026 (không tính vốn tư nhân)
Tỉnh Gyeonggi-do sẽ đầu tư hơn 777,4 tỷ won cho đến năm 2026 để xúc tiến 78 dự án gồm xây dựng “Thánh địa K-POP”, đăng ký DMZ (khu vực phi quân sự) vào danh sách di sản thế giới UNESCO, phát triển mô hình Blockchain trong hoạt động kinh tế du lịch, v.v.
Vào ngày 9, tỉnh Gyeonggi-do công bố đã xây dựng “Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Gyeonggi-do lần thứ 7 (2022~2026)” với các nội dung như trên. Kế hoạch phát triển du lịch lần này dựa trên nền tảng tầm nhìn tương lai của du lịch tỉnh Gyeonggi-do theo Điều 49, Khoản 2 “Luật Phát triển du lịch”, đưa ra và chuẩn bị phương hướng xúc tiến chính sách trong vòng 5 năm tới của tỉnh.
Tầm nhìn của kế hoạch lần thứ 7 này là “Du lịch cho tất cả, Gyeonggi du lịch Glo-cal (Global + Local)”, được chia thành 78 dự án với 14 bài toán chiến lược và 3 mục tiêu lớn là ▲Du lịch cộng sinh trong đó con người, văn hóa và địa phương cùng phát triển ▲Du lịch bền vững cho thế hệ tương lai ▲Du lịch đổi mới thông minh theo đuổi những thay đổi mới.
Khác với kế hoạch phát triển du lịch trước đây, tỉnh sẽ thoát khỏi trọng tâm tập trung vào người ở tỉnh khác (khách du lịch), mà hướng đến khía cạnh khách du lịch và người dân tỉnh cùng chia sẻ, người dân tỉnh sẽ là người thực hiện phát triển du lịch và cũng chính là người được nhận ưu đãi. Đồng thời, hơn cả một kế hoạch đơn thuần đặt dự án phát triển lên hàng đầu, tỉnh hướng đến tìm tòi, đào sâu vào dự án hợp tác giữa các khu vực địa phương và dự án cùng thực hiện với người dân tỉnh có ý nghĩa và khả năng thực hiện hơn. Tỉnh cũng dẫn dắt mang đến cơ hội phát triển du lịch mới thông qua hợp tác giữa các quận, thành phố (si, gun) hơn là kế hoạch tiến hành theo đơn vị điểm, thực hiện riêng lẻ của 31 quận, thành phố.
Ngân sách tiêu thụ trong 5 năm không bao gồm vốn tư nhân dự kiến có tổng là 777,4 tỷ won, trong đó năm 2022 là 121,6 tỷ won; năm 2023 là 205,9 tỷ won; năm 2024 là 194,4 tỷ won; năm 2025 là 148,2 tỷ won và năm 2026 là 107,3 tỷ won.
Về dự án chính của mỗi 3 mục tiêu, đầu tiên “Du lịch cộng sinh trong đó con người, văn hóa và địa phương cùng phát triển” được đầu tư hơn 340,1 tỷ won để xúc tiến tổng 35 dự án.
Để phát triển du lịch cộng sinh, sẽ liên kết với di sản văn hóa thế giới trong địa bàn tỉnh và xây dựng cứ điểm du lịch khu vực là vùng biển Gyeonggi – Seohaean (bờ biển phía Tây). Dự án cũng chỉ định “Photo Point (địa điểm chụp ảnh nổi tiếng)” cùng các ca sĩ K-POP như BTS, v.v, tổ chức các buổi công diễn định kỳ và xây dựng tỉnh Gyeonggi-do trở thành “Thánh địa K-POP”.
Song song đó là chuẩn bị nhiều dự án đa dạng như tìm kiếm và hỗ trợ “Unique Venue (địa điểm nổi tiếng độc đáo)” trọng điểm của địa phương, phát triển du lịch du thuyền phù hợp với nhà ga quốc tế Pyeongtaek – Dangjin, dự án tái sinh điểm du lịch cũ và lạc hậu cùng với người dân địa phương, tìm kiếm những cửa hàng gia truyền mang phong cách Gyeonggi-do và biến chúng thành thương hiệu riêng, v.v.
Mục tiêu thứ hai “Du lịch bền vững cho thế hệ tương lai” được đầu tư hơn 282,5 tỷ won trong 5 năm với 31 dự án.
Các dự án xúc tiến gồm chỉ định khu vực bảo tồn sinh vật UNESCO và đăng ký vào danh sách di sản thế giới UNESCO nhằm tăng cường giá trị về mặt môi trường, sinh thái cho DMZ, hỗ trợ chi phí nghỉ phép cho người lao động nhằm mở rộng cơ hội du lịch để người dân tỉnh trở thành người được hưởng ưu đãi trực tiếp từ việc phát triển du lịch, thúc đẩy nền tảng hỗ trợ du lịch cho người dân tỉnh, vé thông hành giảm giá du lịch, v.v.
Song song với đó, các quận, thành phố tiếp giáp nhau như nằm trên Quốc lộ số 1, suối Anyangcheon, sông Hantangang, đường vành đai, v.v cũng hỗ trợ “Dự án phát triển du lịch mô hình liên kết, hợp tác” tìm kiếm phát triển sản phẩm liên kết, thị trường chung, v.v.
Cũng như các doanh nghiệp du lịch vượt qua được khủng hoảng do đại dịch COVID-19, dự án phải là đầu tàu để các doanh nghiệp du lịch nhỏ và mạnh tăng trưởng trở thành doanh nghiệp toàn cầu và tăng cường hơn hệ thống bồi dưỡng các doanh nghiệp du lịch khởi nghiệp (doanh nghiệp mầm non).
Mục tiêu thứ ba là “Du lịch đổi mới thông minh theo đuổi những thay đổi mới” với 12 dự án và đầu tư hơn 154,8 tỷ won.
Ngoài thống kê du lịch sẵn có và dữ liệu điều tra thị trường, dự án sẽ tận dụng dữ liệu do khách du lịch tự tạo ra và tích lũy thành dữ liệu du lịch của riêng tỉnh Gyeonggi-do, từ đó xúc tiến phát triển mô hình Blockchain liên kết với NFT (tiền điện tử không thể thay thế) đang nổi lên trong dòng chảy kinh tế mới gần đây.
Đồng thời, đây cũng là kế hoạch một mặt xây dựng hệ sinh thái công nghiệp kỹ thuật số trong lĩnh vực du lịch như liên kết với Vũ trụ ảo (Metaverse, thế giới ảo tương hỗ) là các điểm du lịch nổi tiếng của Gyeonggi, mặt khác tạo ra cơ hội việc làm từ dự án hỗ trợ tìm việc làm liên kết với các trường đại học có khoa liên quan đến du lịch trong địa bàn tỉnh. Dự án còn bao gồm cả phương án tận dụng các du học sinh nước ngoài đến từ Đông Nam Á, v.v làm nguồn nhân lực chuyên môn và quảng bá về du lịch Gyeonggi.
Để xúc tiến trôi chảy các kế hoạch tổng hợp này, tỉnh không chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng năm (kế hoạch tương kết) mà còn sẽ tập trung nhiều nỗ lực vào xây dựng quản trị thông qua hợp tác giữa công – tư – trường học, đảm bảo ngân sách từng năm bao gồm cả kinh phí nhà nước.
Trưởng phòng du lịch tỉnh Gyeonggi-do Choi Young-hoon cho biết “Môi trường bao quanh nền du lịch Gyeonggi đang biến đổi nhanh chóng như thay đổi xu hướng của khách du lịch trong thời đại “With Corona”, ứng phó với thời đại chuyển đổi kỹ thuật số, v.v và đây là thời điểm cần tích cực chuẩn bị”, và “Kế hoạch lần này tuy chưa phải là kế hoạch hoàn thiện nhưng sẽ được vận dụng một cách linh hoạt nhằm ứng phó áp đảo trước những biến đổi trong tương lai”.