Thảo luận Hòa bình Quốc tế tỉnh Gyeonggi-do, tìm kiếm phương hướng ngoại giao của chính quyền địa phương vì sự thành công của Chính sách phương Bắc mới, … Tỉnh trưởng Lee Jae Myung “Hợp tác Âu Á, tìm kiếm động lực phát triển mới và chìa khóa của hòa bình trên bán đảo Hàn”

Đã tạod 2021-05-09 Số lượt truy cập 116

Nội dung

○ Ngày 7, khai mạc Buổi thảo luận Hòa bình Quốc tế lần thứ 3 với chủ đề “Chính sách phương Bắc mới và ngoại giao công của chính quyền địa phương”
– Các chuyên gia tham dự cho biết “Vì sự thành công của Chính sách phương Bắc, cần mở rộng nhân lực và tổ chức chuyên trách”
○ Tỉnh trưởng Lee Jae Myung phát biểu chào mừng qua video “Hợp tác Âu Á thông qua Chính sách phương Bắc mới là tìm kiếm động lực phát triển mới và là chìa khóa xây dựng nên bầu không khí hòa bình… Dốc sức cụ thể hóa dưới góc độ chính quyền địa phương”

Ý kiến cho rằng vì sự thành công của Chính sách phương Bắc mới, cần phải đặt chính quyền địa phương làm trung tâm và đảm bảo được tính hiệu quả của ngoại giao công đã xuất hiện trong Buổi thảo luận Hòa bình Quốc tế tỉnh Gyeonggi-do lần thứ 3 diễn ra tại Trung tâm R&D toàn cầu Pangyo vào ngày 7 vừa qua.

Buổi thảo luận diễn ra vào ngày này với chủ đề “ Chính sách phương Bắc mới và ngoại giao công của chính quyền địa phương” có sự tham dự của 10 chuyên gia trong và ngoài nước như Lee Jae Kang- Sở trưởng Sở Hòa bình, Jeong In Jo- Chủ tịch Diễn đàn Kraskino, Kim Gi Suk- Hiệu trưởng Đại học Sungkonghoe, Ha Yong Chool- Giáo sư đầu ngành của Đại học Washington (Mỹ), v.v.

Ha Yong Chool- Giáo sư đầu ngành của Đại học Washington (Mỹ) đã phát biểu diễn văn khai mạc về “ngoại giao theo hướng có giá trị và phương hướng của Chính sách phương Bắc”. Tiếp theo đó, ông phát biểu và tiến hành thảo luận đặt trọng tâm vào “thành quả và hạn chế của Chính sách phương Bắc”, “ngoại giao công của chính quyền địa phương và Chính sách phương Bắc mới”.

Những chuyên gia tham dự ngày hôm đó cùng đồng thanh rằng cần đổi mới về mặt ngoại giao dựa trên nền tảng là thành quả và thất bại trong thời gian qua, nhằm hướng đến sự thành công của Chính sách phương Bắc mới, theo đó phải đảm bảo tính hiệu quả của việc vạch ra kế hoạch về một cộng đồng chung Đông Bắc Á.

Ha Yong Chool- Giáo sư đầu ngành của Đại học Washington (Mỹ) đã phát biểu “Châu Á cần thoát ra khỏi tính khép kín và lợi dụng, phải đưa ra được hình mẫu điều khiển cuộc sống chung trong lịch sử văn minh thế giới”, và “Tôi hi vọng Chính sách phương Bắc của Hàn Quốc sẽ có xuất phát mới dưới góc nhìn vĩ mô sáng suốt được gọi là cộng đồng chung Đông Bắc Á”.

Wi Seong Rak, cựu Đại sứ Hàn Quốc tại Nga đã phát biểu “Tuyên bố 7.7 của chính quyền Roh Tae-woo đã lột xác khỏi cán cân nghiêng về phương Tây Mỹ – Nhật và mở rộng chân trời ngoại giao hướng đến Nga và Trung Quốc, nhưng lại làm cô lập Bắc Hàn và theo dòng chảy đó, Bắc Hàn đã đối phó bằng cách theo đuổi sinh tồn thông qua phát triển hạt nhân”, và “Từ kinh nghiệm của quá khứ vì cô lập Bắc Hàn mà dẫn đến phát triển hạt nhân của Bắc Hàn, bán đảo Hàn cần phải nhìn lại tiến trình hòa bình phi hạt nhân”.

Giáo sư Marina Kukla của Đại học Far Eastern Federal (Nga) đã phát biểu “Phải nhấn mạnh hơn nữa vào lợi ích kinh tế hơn là các yếu tố chính trị”, và “Cần phải thành lập “Quỹ đầu tư Hàn-Nga” để gặt hái được thành quả đầu tư quy mô lớn và cải tiến kênh giao tiếp, khắc phục điểm khác biệt giữa các cơ quan, tổ chức của hai nước để có thể đạt được kết quả thực tế”.

Ủy viên nghiên cứu Lee Seong Woo của Viện nghiên cứu Gyeonggi cũng nhấn mạnh “Chúng ta phải cân nhắc đến hình mẫu ngoại giao công theo mô hình tỉnh Gyeonggi-do mới, tổng hợp nhu cầu về chính sách mới như phát triển mô hình tiếp thị hướng nội, ngoại giao online, ngoại giao công về chính sách, v.v.”, và “Phải chuẩn bị hệ thống phân chia công việc theo từng lĩnh vực, xây dựng mạng lưới hợp tác chính sách ngoại giao công như hợp tác cùng chính phủ trung ương, NGO, v.v”.

Giáo sư Sung Won Yong của Đại học Incheon đưa ra đề nghị “Thành công của Chính sách phương Bắc xuất phát từ tầm nhìn tương lai kiên định và chiến lược quốc gia cụ thể”, và “Chúng ta phải vận hành tổ chức chuyên trách có mô hình doanh nghiệp như Tổng công ty phát triển phương Bắc, bổ sung thêm nhân lực có chuyên môn để nâng cao tính hiệu quả trong thi hành chính sách”.

Đặc biệt, các chuyên gia tham dự đều cùng nhấn mạnh phải mở rộng tổ chức và nhân lực có thể chuyên phụ trách Chính sách phương Bắc, cùng chung tiếng nói cần phải tạo ra khung mẫu có thể hợp tác cùng nhiều chủ thể đa dạng mà trong đó chính quyền địa phương là trọng tâm.

Viện trưởng Yoon Yeong Mi của Trung tâm hóa dược phẩm thiết yếu, quý hiếm Hàn Quốc đã phát biểu “Chúng ta phải có được mối giao hữu lâu dài như chiến lược bản địa hóa dưới nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không phải chỉ viện trợ và hỗ trợ đơn phương”, đồng thời đưa ra đề án hội đồng đa phương hoặc tổ chức chuyên trách với sự tham gia của các chuyên gia có mặt trong buổi thảo luận.

Giáo sư Kim Chang Jin của Đại học Sungkonghoe cho biết ý kiến “Tỉnh Gyeonggi-do có thể tận dụng các điều kiện như vị trí vùng thủ đô, khu vực kết hợp giữa thành thị và nông thôn, khu công nghiệp hiện đại Pangyo, v.v và tích cực xúc tiến hơn nữa ngoại giao phương Bắc”, và “Cần tích cực tham gia vào nghị viện tỉnh và tỉnh Gyeonggi-do như Diễn đàn kinh tế phương Đông hay Diễn đàn hợp tác địa phương Hàn-Nga”.

Trong sự kiện vào ngày này, Tỉnh trưởng Lee Jae Myung đã có diễn văn chào mừng thông qua video, ông phát biểu “Chính sách phương Bắc mới gắn kết đại lục Âu Á với bán đảo Hàn sẽ mở rộng sức mạnh tiềm năng vươn ra đại lục rộng lớn của chúng ta vốn bị giam cầm trong một hòn đảo, và sẽ là nguồn sức mạnh lớn tạo nên động lực phát triển mới”.

Ông cũng nói thêm “Chúng ta dù đang đối mặt với hoàn cảnh khó khăn về quan hệ Bắc Mỹ, Nam-Bắc Hàn bị gián đoạn, cạnh tranh Mỹ-Trung, đại dịch COVID-19, nhưng nỗ lực vì hòa bình và thịnh vượng phải luôn được tiếp tục không ngừng”.