“Ngược đãi mèo hoang cũng chính là tội phạm!”… Tỉnh tuyên truyền đến toàn thể người dân trên xe buýt công cộng
Đã tạod 2021-09-27 Số lượt truy cập 154
Nội dung
○ Tỉnh Gyeonggi-do dán biểu ngữ tuyên truyền phòng chống ngược đãi mèo hoang trên các xe buýt công cộng
– Nhấn mạnh xử phạt theo luật pháp liên quan khi ngược đãi động vật, nhằm giảm thiểu hành vi ngược đãi động vật
○ Tuyên truyền trên 50 tuyến xe buýt công cộng trong 13 quận, thành phố ở tỉnh Gyeonggi-do như Suwon, Namyangju
– Tuyên truyền phòng chống ngược đãi động vật ở khắp vùng thủ đô tập trung vào các quận, thành phố trong tỉnh và trung tâm Seoul
Trong bối cảnh gần đây các tội phạm ngược đãi bắt nạt hoặc gây tổn hại một cách ác độc lên mèo hoang đang nổi lên trong dư luận và trở thành một vấn đề mang tính xã hội, tỉnh Gyeonggi-do đã đứng ra bắt đầu hoạt động tuyên truyền đến toàn thể người dân về phòng chống hành vi ngược đãi này.
Tỉnh Gyeonggi-do từ tháng 9 năm nay đã chế tác vật phẩm tuyên truyền phòng chống ngược đãi mèo hoang. Ngày 27, tỉnh cho biết đã xúc tiến dán biểu ngữ và tuyên truyền trên 50 chiếc xe buýt công cộng của tỉnh Gyeonggi-do chạy khắp các vùng thủ đô.
Các biểu ngữ quảng bá với câu “Ngược đãi mèo hoang cũng chính là tội phạm!” được chế tác và dán ở bên ngoài xe buýt công cộng để đập ngay vào mắt, với mục đích tuyên tuyền nhận thức ngược đãi động vật là một “tội danh” bị xử lý theo “Luật Bảo trợ động vật”.
Đặc biệt, “Luật Bảo trợ động vật” sửa đổi được thi hành từ ngày 12 tháng 2 năm nay đã tăng thêm một bậc mức xử phạt đối với tội ngược đãi động vật từ “Phạt tù tối đa 2 năm hoặc phạt tiền hình sự tối đa 20 triệu won” lên “Phạt tù tối đa 3 năm hoặc phạt tiền hình sự tối đa 30 triệu won”.
Xe buýt công cộng tỉnh Gyeonggi-do có dán biểu ngữ là 50 tuyến xe buýt của 13 quận, thành phố trong tỉnh gồm Gapyeong-gun, Namyangju-si, Pocheon-si, Gimpo-si, Paju-si, Suwon-si, Osan-si, Hwaseong-si, Gwangmyeong-si, Hanam-si, Gwangju-si, Seongnam-si, Yongin-si, v.v.
Các xe buýt này không chỉ đi vòng quanh các quận, thành phố của tỉnh mà còn cả trung tâm đô thị Seoul như ga Gangnam, ga Yangjae và tuyên truyền rộng rãi đến người dân vùng thủ đô thông điệp này.
Trưởng phòng Bảo trợ động vật tỉnh Gyeonggi-do, Lee Eun Gyeong cho biết “Tuyên truyền phòng chống ngược đãi mèo hoang trên các xe buýt công cộng tỉnh Gyeonggi-do được xem là hành động hỗ trợ cho việc phòng chống tội phạm ngược đãi mèo hoang đang gia tăng gần đây”, và “Trong tương lai, chúng tôi sẽ tập trung vào việc xúc tiến tích cực về mặt chính sách như tiếp tục tuyên truyền phòng chống ngược đãi để tạo nên một xã hội công bằng với cả những chú mèo hoang”.
Mặt khác, hiện tại ở tỉnh Gyeonggi-do đang xúc tiến chuẩn bị cho nhiều chính sách đa dạng nhằm đẩy mạnh một xã hội “cộng sinh” cho các chú mèo hoang như “Ngày mèo hoang đi lạc”, “Dự án TNR mèo hoang”, “Hỗ trợ xây dựng trại cung cấp thức ăn cho mèo hoang”, “Thành lập Trung tâm nhận nuôi mèo”, v.v.