Lễ bế mạc GDF 2019, xác định tính đại chúng trong việc dung hợp giữa văn hóa nghệ thuật với các công nghệ mới

Đã tạod 2019-07-29 Số lượt truy cập 146

Nội dung

○ Có khoảng 3.000 công dân trong tỉnh và những người liên quan đến VR/AR tham dự

– Được đánh giá cao qua đề xuất về các kinh nghiệm mới cho khán giả thông qua sự dung hợp các tác phẩm nghệ thuật và các công nghệ mới

– Được đánh giá cao khi đề xuất các phương hướng về việc dung hợp giữa văn hóa nghệ thuật và công nghệ cao

 

 

“Diễn đàn các nhà phát triển toàn cầu 2019 (GDF 2019)” do tỉnh Gyeonggi chủ trì và Viện xúc tiến nội dung tỉnh Gyeonggi đứng ra tổ chức, đã bế mạc vào ngày 24 với sự tham dự của những người liên quan đến VR/AR và hơn 3.000 khách tham quan.

Diễn đàn các nhà phát triển toàn cầu là hội nghị quốc tế về thực tế ảo tăng cường tiêu biểu của tỉnh Gyeonggi, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017 và giới thiệu nhiều chương trình khác nhau mỗi năm để khám phá khả năng của các thị trường mới. Năm nay, diến đàn đã được khai mạc vào ngày 18 vừa qua với chủ đề “Mở rộng kinh nghiệm (Beyond Experience)”.

Trong thời gian diễn ra diễn đàn, có 22 tác phẩm được trưng bày bao gồm “DESCENT” của Gabriel Barcia-Colombo và “Tree VR”của Winslow Turner Porter. Khi ranh giới giữa nghệ thuật và công nghệ cao biến mất, các chuyên gia bắt đầu tiến hành các cuộc thảo luận khác nhau về những ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Đặc biệt, bài giảng với tiêu đề “Thời đại công nghiệp 4.0, tại sao nghệ thuật lại quan trọng?” của diễn giả Lee Dae Hyeong – người từng là giám đốc nghệ thuật của Công ty ô tô Hyundai và đảm nhiệm vai trò chỉ đạo nghệ thuật cho Gian hàng Hàn Quốc tại Venice Biennale thứ 57 đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý. Diễn giả Lee Dae Hyeong nhấn mạnh: “Vì bản chất con người đa dạng không được giải thích bằng các công thức được chế độ hóa và bằng phương pháp nhị phân nên cuộc gặp gỡ giữa nghệ thuật và công nghệ nên được duy trì thường xuyên hơn để có thể tạo ra một triết lý công nghệ có thể chứa đựng sự đa dạng và biến đổi của con người”.

Tiến sĩ Annette Doms, thành viên sáng lập và giám đốc đại diện của ICAA (Independent Contemporary Art Advisors) trong bài thuyết trình với tựa đề “Cuộc cách mạng kỹ thuật số trong thị trường nghệ thuật và lý do nó quan trọng” cho biết: “cuộc cách mạng công nghệ về VR/AR, cũng như các dữ liệu lớn, chuỗi khối… đã gây ra một làn sóng lớn trong thị trường nghệ thuật kỹ thuật số, vì vậy chúng tôi hy vọng sẽ nhìn thấy sự tăng trưởng trong tương lai” và những tiền lệ về điển hình thành công của Châu Âu như bảo tàng VR…đã thu hút được sự chú ý.

Ngoài ra, các nghệ sĩ VR/AR như Gianfranco Iannuzzi, biên đạo múa và là nghệ sĩ truyền thông nổi tiếng thế giới Gilles Jobin, Eugene YK Chung – một đạo diễn phim và truyền thông dựa trên VR, Ahn Sung Seok – tác giả được Bảo tàng nghệ thuật đương đại Quốc gia bầu chọn là “Cảm giác trẻ trung của Hàn Quốc” và Mathias Jud đến từ Đức đã gặp gỡ khán giả thông qua các bài giảng, buổi hòa nhạc đàm thoại và buổi đối thoại với các tác giả.

Mặt khác, triển lãm VR/AR đã đưa ra phương hướng về sự hòa hợp giữa công nghệ cao và văn hóa nghệ thuật và nhận được sự ủng hộ lớn từ khách tham quan. Trong số đó, “Tree” – một tác phẩm tiêu biểu của nghệ sĩ đa phương tiện Winslow Turner Porter nhận được rất nhiều sự yêu mến. Đó là một trải nghiệm mà qua đó khách tham quan được cảm nhận bằng năm giác quan về quá trình phát triển thành một cây rừng nhiệt đới tráng lệ. Một khách tham quan cho biết: “Tôi đã không mong đợi quá nhiều vì nội dung của VR chỉ đơn thuần dừng lại ở sự thú vị, nhưng khi tôi đến xem trực tiếp thì triển lãm với các tác phẩm nghệ thuật đã mang lại nhiều cảm xúc hơn cả sự mong đợi.”

Trưởng phòng công nghiệp tương lai tỉnh Gyeonggi, Kong Jeong Sik cho biết: “Thông qua GDF 2019, chúng tôi nhận định rằng công nghệ VR/AR có thể được mở rộng sang cả thế giới nghệ thuật” và “Chúng tôi sẽ mở rộng các chức năng nền tảng của GDF để các tác giả và các nhà phát triển có thể phát triển hơn nữa các nội dung có thể dung hợp giữa nghệ thuật và công nghệ như VR/AR”.