Khai mạc Diễn đàn DMZ… Nhiều Dự thảo chính sách như thiết lập “Ủy ban quản lý vùng biên giới bán đảo Triều Tiên” được đưa ra
Đã tạod 2019-09-23 Số lượt truy cập 97
Nội dung
Ngày 19, Diễn đàn DMZ được tổ chức với 6 chủ đề lịch sử, sinh thái, phát triển khu vực, du lịch, hòa bình và hòa giải của DMZ
Có sự tham gia của gần 60 nhân vật nổi tiếng và các học giả trong và ngoài nước với cấu trúc tổ chức Diễn đàn gồm 1 Chủ tọa, 2~3 người phát biểu, 3 người thảo luận
Ngày 20, tọa đàm bàn tròn với sự chủ trì của Phó Bộ trưởng Bộ Hòa bình để công bố kết quả đạt được của Diễn đàn và thảo luận về Dự thảo chính sách
Viện nghiên cứu Gyeonggi (Viện trưởng Lee Han Joo) có 11 phần phát biểu với 6 chủ đề chính tại “Diễn đàn DMZ 2019” với tiêu chí vượt qua sự chia cắt để mở ra thời đại hòa bình và hợp tác. Diễn đàn được tổ chức tại KINTEX, thành phố Goyang từ ngày 19 đến 20.
Các bài phát biểu tiếp nối phần khai mạc, diễn văn chào mừng được chia thành 6 chủ đề về hòa bình như nền tảng hòa bình, khả năng phát triển bền vững của hệ sinh thái, thúc đẩy khu vực biên giới cùng phát triển, du lịch thám hiểm, cuộc vận động hòa bình phụ nữ, ký ức và hòa giải. Tất cả bài phát biểu đều do Viện nghiên cứu Gyeonggi lên kế hoạch và thực hiện, phản ánh các giá trị rất đa dạng của DMZ cùng các dự thảo chính sách.
Mỗi bài phát biểu đều có sự tham gia của 6~8 nhân vật nổi tiếng và các học giả trong ngoài nước theo cấu trúc 1 Chủ tọa, 2~3 người phát biểu, 3 người thảo luận, tổng cộng khoảng 60 người tham dự lần lượt các phiên và phát biểu, thảo luận.
Diễn đàn có sự tham gia phát biểu, thảo luận của nhiều học giả và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới như ông Scott Snyder thuộc Viện nghiên cứu Hiệp hội Ngoại giao Mỹ, ông Alexander Artwood- Cựu Bộ trưởng Bộ Xã hội và Môi trường Bắc Ireland, Tiến sĩ Nail Moors- Đại diện Birds Korea, ông Robert Biber- Chủ tịch cấp cao của Ủy ban khu vực EU, Giáo sư Haiyan Song đến từ Đại học Polytech Hong Kong, bà Gloria Steinem- nhà hoạt động về nữ quyền, Giáo sư Kimura Khan đến từ Đại học Kobe…
Về phía Hàn Quốc, có sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực như bà Yang Bo Gyeong- Hiệu trưởng Đại học nữ Seongshin, Giáo sư Jeong Geun Shik đến từ Đại học Quốc gia Seoul, ông Gwon Hyeok Soo- nhà nghiên cứu thuộc Viện sinh thái quốc gia, bà Park Yeon Hee- Chánh văn phòng ICLEI tại Hàn Quốc, Giáo sư Lim Eul Chool từ Đại học Gyeongnam, ông Nam Jeong Ho- nhà nghiên cứu thuộc Viện phát triển thủy hải sản Hàn Quốc, ông Shin Jang Seob- Trưởng phòng nghiên cứu sinh thái và văn hóa Hàn Quốc, ông Jeon Hyo Jae- Trưởng phòng nghiên cứu ngành công nghiệp du lịch thuộc Viện nghiên cứu văn hóa và du lịch Hàn Quốc, bà Jo Yeong Mi- Chủ tịch Ủy ban chấp hành Mạng lưới vận động hòa bình phụ nữ, ông Kim Do Hyeong- Giám đốc Quỹ lịch sử Đông Bắc Á, Giáo sư Nam Ki Jeong đến từ Đại học Quốc gia Seoul, Giáo sư Jang Boo Seung đến từ Đại học Ngoại ngữ Kansai…
Tại phiên phát biểu với Chủ đề 1 – “Nền tảng hòa bình”, ông Scott Snyder thuộc Viện nghiên cứu Hiệp hội Ngoại giao Mỹ đã đưa ra ý kiến hướng đến mục tiêu hòa bình hóa khu vực DMZ như sau : “Để giải quyết các vấn đề bế tắc về cục diện ở thời điểm hiện tại, cần phải có các chính sách điều chuyển trách nhiệm quản lý dân sự các khu vực biên giới như DMZ” nhằm hướng đến mục tiêu hòa bình hóa khu vực DMZ”
Ông Jo Han Beom, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Thống nhất đề xuất “Cần thiết lập cơ quan quản lý khu vực biên giới, quản lý các giá trị thương hiệu mang tính thiên văn học của DMZ và khu vực biên giới một cách có hệ thống. Đồng thời nên tham khảo mô hình “Ủy ban biên giới” của Đức, phải xây dựng “Ủy ban quản lý khu vực biên giới bán đảo Triều Tiên” với sự hợp tác của hai miền Nam – Bắc để thiết lập thể chế hợp tác giải quyết các vấn đề hiện tại như tài nguyên rừng, tài nguyên nước, bệnh truyền nhiễm v.v và hướng đến một thời đại thống nhất.”
Tại phiên phát biểu với Chủ đề 2 – “Hệ sinh thái phát triển bền vững”, Tiến sĩ Nail Moors- Đại diện Birds Korea cho rằng các dự án phát triển do phía Hàn Quốc đề xuất mang tính đơn phương, gây quan ngại sâu sắc về các ảnh hưởng mang tính sinh thái, và để giải quyết vấn đề này, cần tiến hành mua lại các vùng đất quan trọng về mặt sinh thái của khu vực DMZ, hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển bền vững, đồng thời tiến hành các dự án chung hợp tác với Bắc Hàn liên quan đến các dịch vụ sinh thái.
Còn trong phiên làm việc với Chủ đề 3 – “Thúc đẩy khu vực biên giới cùng phát triển”, cựu Giáo sư Park Se Young thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Yanbian đưa ra ý kiến “Khái niệm phát triển khu vực biên giới Nam – Bắc Hàn là điểm khởi đầu của thời đại mới, cần có sự tham gia không chỉ của hai miền Nam – Bắc mà còn của cả các quốc gia xung quanh khu vực Đông Bắc Á. Khu vực này cần trở thành khu vực chia sẻ giữa hai miền Nam – Bắc, chứa đựng tương lai của Đông Bắc Á”. Đồng thời, ông cũng nói thêm “Phải đưa vào khái niệm khu vực có thể chuyển động và di chuyển để vừa bảo tồn, vừa tận dụng hệ sinh thái của DMZ.”
Giáo sư Lim Eul Chool thuộc Đại học Gyeongnam nhấn mạnh “Việc hình thành vành đai hòa bình tại khu vực biên giới là chính sách trọng tâm trong hình thành khu vực kinh tế mới trên bán đảo Triều Tiên mà Chính phủ đang xúc tiến, phải được phát triển theo hướng chia sẻ lợi ích cho những người dân của hai miền Nam – Bắc Hàn đang sinh sống tại khu vực này. Đồng thời, cần xây dựng một khu vực hòa bình và không gian giao lưu, hợp tác hai miền Nam – Bắc để thúc đẩy quan hệ giao lưu, hợp tác giữa hai miền Nam – Bắc Hàn.”
Giáo sư Lim cũng đề xuất “Trong bước đầu của các hoạt động giao lưu, nên tiến hành từ lĩnh vực du lịch, là lĩnh vực có thể dễ dàng xúc tiến, và dần dần sẽ phát triển thành một cứ điểm của ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao như về giáo dục, y tế, tín dụng…”
Với Chủ đề 4 – “Thám hiểm, du lịch DMZ”, Giáo sư Kim Jae Ho thuộc Trường Cao đẳng Công nghiệp Inha đề xuất “Để thúc đẩy lĩnh vực du lịch Nam – Bắc Hàn cũng như DMZ cần áp dụng khái niệm Ecomuseum với mô hình phát triển du lịch DMZ theo nguyên tắc “phát triển mà không phát triển”.”
Giáo sư Kim cũng chia sẻ thêm “Cần xây dựng các cứ điểm chủ đạo như Imjingak, và liên kết với các nguồn tài nguyên du lịch DMZ, tỉnh Gyeonggi, sau đó mở rộng khái niệm “DMZ Ecomuseum tỉnh Gyeonggi” đến cả thành phố Incheon, tỉnh Gangwon. Đồng thời phải xây dựng mô hình phát triển du lịch DMZ của Hàn Quốc.”
Tại phiên phát biểu với Chủ đề 5 – “Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và sự hợp tác quốc tế – Những phụ nữ vượt qua khỏi biên giới: Cuộc vận động hòa bình với DMZ”, bà Kim Jeong Soo- đại diện “Hội phụ nữ làm nên hòa bình” và bà Lee Jeong Soo- đại diện “Liên hiệp các đoàn thể phụ nữ tỉnh Gyeonggi” đã nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong vấn đề hòa bình của bán đảo Triều Tiên, “Phụ nữ, yếu tố lấp đầy những chỗ trống trong sự liên kết giữa chiến tranh và hòa bình, an ninh và nam giới, phải trở thành chủ thể vững vàng của “nền hòa bình”.”
Với Chủ đề 6 – “Hòa bình thông qua ký ức và hòa giải”, Giáo sư Kim Min Cheol thuộc Đại học Kyunghee đã đề xuất “Để hai miền Nam – Bắc cùng nhau ứng phó với các vấn đề còn sót lại trong quá khứ, cần xây dựng “Trung tâm ký ức cộng đồng (tên giả lập)” và xúc tiến các hoạt động điều tra, khảo sát chung về thực trạng liên quan đến thiệt hại, tổn thất, bao gồm các vấn đề bị cưỡng chế thuộc địa trong quá khứ.”
Các nội dung được trao đổi qua 11 bài phát biểu thuộc 6 chủ đề được chia sẻ tại buổi thảo luận bàn tròn với sự chủ trì của Phó Bộ trưởng Bộ Hòa bình vào chiều ngày 20 dã đưa ra các nhiệm vụ quan trọng trong chính sách hòa bình và DMZ của tỉnh Gyeonggi trong tương lai. Các nội dung này dự kiến sẽ được trao đổi chi tiết, cụ thể hơn với chính quyền trung ương để triển khai thực hiện.