“Khác biệt rõ rệt trong giá trị quan về hoạt động giải trí của Thế hệ MZ gồm thế hệ Millennials và thế hệ Z”

Đã tạod 2021-12-06 Số lượt truy cập 224

Nội dung

○ Sử dụng dữ liệu thô của “Khảo sát chất lượng cuộc sống người dân tỉnh Gyeonggi-do năm 2020” đã thực hiện vào năm 2020 với đối tượng 16 nghìn hộ gia đình cư trú tại tỉnh Gyeonggi-do
○ Phân loại thế hệ Z, thế hệ Millennials (thế hệ Y), thế hệ X, thế hệ Baby Boomer (bùng nổ trẻ sơ sinh), thế hệ cao niên theo năm sinh và phân tích thực trạng hoạt động giải trí, khác biệt trong nhận thức về giải trí của các thế hệ
○ Đưa ra đề án mở rộng chương trình giải trí phù hợp dành cho thế hệ cao niên, xây dựng Đặc khu giải trí (tên dự kiến), theo dõi sự thay đổi hình thái giải trí của thế hệ MZ

Xuất phát từ khác biệt rõ rệt trong giá trị quan về hoạt động giải trí giữa thế hệ Z (sinh năm 1995~2005) và thế hệ Millennials (sinh năm 1980~1994) thường được gộp chung là “Thế hệ MZ”, đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cần xây dựng chính sách cho mô hình hoạt động giải trí theo nhu cầu, cân nhắc đến đặc điểm đa dạng của từng thế hệ.

Vào ngày 6, Viện nghiên cứu Gyeonggi đã công bố báo cáo “Phân tích đặc điểm hoạt động giải trí theo từng thế hệ của người dân tỉnh Gyeonggi-do”. Đây là báo cáo tái phân tích mảng nội dung hoạt động giải trí trong “Khảo sát chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Gyeonggi-do năm 2020” được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm ngoái trên đối tượng là 16 nghìn hộ gia đình trong tỉnh Gyeonggi-do.

Viện nghiên cứu đã phân loại thế hệ theo năm sinh và phân tích theo thế hệ Z (1995~2005), thế hệ Millennials (Y) (1980~1994), thế hệ X (1964~1979), thế hệ Baby Boomer (1955~1963), thế hệ cao niên (trước 1954).

Dựa trên thống kê dân số 13 triệu 315 nghìn người của tỉnh Gyeonggi-do vào năm ngoái, tỷ lệ các thế hệ như sau: ▲ thế hệ Z 12,3% ▲thế hệ Millennials 21,3% ▲ thế hệ X 27,4% ▲ thế hệ Baby Boomer 13,2% ▲ thế hệ cao niên 13,1% ▲ thiếu niên nhi đồng 12,6%.

Theo kết quả phân tích của Viện nghiên cứu, với khảo sát về nhận thức tầm quan trọng cần ưu tiên cân bằng giữa công việc và giải trí theo thang điểm 4/10, thế hệ Millennials có số điểm cao nhất là 2,64 điểm, trái lại thế hệ Z có số điểm thấp nhất là 2,49 điểm, cho thấy cùng là thế hệ MZ nhưng lại hình thành giá trị quan khác nhau. Tương tự, quả nhiên về mức độ hài lòng đối với hoạt động giải trí (thang điểm 10/10), thế hệ Millennials đạt 6 điểm và thế hệ Z đạt 5,76 điểm chiếm giữ lần lượt số điểm cao nhất và thấp nhất. Đồng thời, mức độ cảm nhận có đủ thời gian giải trí của thế hệ Z vào ngày thường là 5,37 điểm, ngày nghỉ là 6,03 điểm, có đủ chi phí giải trí là 5,11 điểm, tất cả đều ở mức thấp nhất so với các thế hệ còn lại.

Nhìn vào mục đích giải trí của từng thế hệ, thế hệ Z và thế hệ Millennials có cùng điểm tương đồng là trả lời hướng đến “Niềm vui của cá nhân” chiếm nhiều nhất với kết quả lần lượt là 52,9% và 41,4%. Nhưng về tỷ lệ “Thời gian giải trí cùng gia đình” thì thế hệ Z chiếm 2,9% (thấp nhất), thế hệ Millennials chiếm 16,6% cho thấy sự khác biệt khá lớn. Thế hệ cao niên là thế hệ duy nhất có câu trả lời mục đích giải trí hướng đến “Sức khỏe” (36,2%) cao hơn “Niềm vui của bản thân” (34,1%).

Về khảo sát hoạt động giải trí thường nhật, càng ở thế hệ cao tuổi càng cho thấy tỷ lệ nghiêng về xem TV, đi dạo, đi bộ; càng ở thế hệ trẻ càng cho thấy tỷ lệ cao ở mảng chơi game, truy cập Internet, mạng xã hội SNS.

Kết quả phân tích đặc điểm chính của từng thế hệ cho thấy ▲ (Thế hệ Z) Hướng đến niềm vui của cá nhân, gặp khó khăn lớn về gánh nặng kinh tế, không hài lòng với hoạt động du lịch ▲ (Thế hệ Millennials) Hướng đến hoạt động không chỉ vì cá nhân mà còn cùng với gia đình, đi theo các xu hướng giải trí và tích cực chi tiền ▲ (Thế hệ X) Nhạy cảm với xu hướng tiêu dùng dù là thế hệ đi trước, tham gia vào nhiều hoạt động giải trí đa dạng ▲ (Thế hệ Baby Boomer) Khó tham gia hoạt động giải trí vì thiếu bạn đồng hành và vấn đề sức khỏe ▲ (Thế hệ cao niên) Có nhiều thời gian nhưng không thể tận hưởng hoạt động giải trí vì vấn đề sức khỏe.

Theo đó, Viện nghiên cứu nhận thấy cần có chính sách đối với hoạt động giải trí của từng thế hệ và đã đề xuất ▲ xây dựng Đặc khu giải trí (tên dự kiến) dễ tiếp cận, có liên kết với nguồn tài nguyên tự nhiên của tỉnh Gyeonggi-do để phục vụ nhu cầu giải trí đang tăng cao của tất cả thế hệ, ▲ mở rộng mô hình câu lạc bộ thể thao và cải thiện các cơ sở thể thao sinh hoạt theo từng điều kiện tham gia của các độ tuổi, ▲ xây dựng môi trường không rào cản cho các cơ sở giải trí để mở rộng các chương trình giải trí phù hợp với nhu cầu của thế hệ người cao tuổi đang dần chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số.

Ủy viên của Viện nghiên cứu Gyeonggi, Jeong Dae Yeong cho biết “Thế hệ Millennials và thế hệ Z có điểm tương đồng là khá nhạy cảm với những thay đổi của xu hướng tiêu dùng và thích ứng khá nhanh nhưng lại có giá trị quan về hoạt động giải trí khác nhau”, và “Chúng ta cần xúc tiến phân tích sâu hơn về sự thay đổi của hình thái giải trí dựa trên nền tảng Big Data như SNS của họ, thẻ tín dụng, v.v để phản ánh đúng vào chính sách”.