TRIỂN LÃM ẢNH TRỰC TUYẾN…MANG Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA “NGHÌN NĂM GYEONGGI”

Đã tạod 2017-11-24 Số lượt truy cập 191

Nội dung

Năm 2018 là đúng một nghìn năm kể từ khi cái tên Gyeonggi ra đời. Năm 1018 (Đời vua Goryo Hyunjong năm thứ 9), 13 quận huyện như Jeokhyeon, Gyoha là vùng ngoại ô Geagyeong – nơi từng là thủ đô lúc bấy giờ bắt đầu được gọi là “Gyeonggi”. Để xem lại giá trị lịch sử nghìn năm của Gyeonggi và xây dựng mối liên kết xã hội khu vực về giá trị này, tỉnh đã triển khai sự kiện tìm kiếm và cung cấp những đồ vật cổ xung quanh chúng ta với đối tượng là người dân toàn quốc nói chung và người dân tỉnh Gyeonggi nói riêng kể từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 23 tháng 10 năm 2017. Tỉnh đã tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến sau khi xem xét tổng hợp các yếu tố như mối liên hệ với tỉnh Gyeonggi, thời kỳ và trạng thái bảo tồn của di vật, còn nguyên vẹn hay bị hư hỏng, sự quý hiếm…thông qua ủy ban chuyên môn của bảo tàng tỉnh Gyeonggi để lựa chọn các tác phẩm trưng bày.
TRIỂN LÃM

5 tác phẩm dẫn đầu do chuyên gia bình chọn

Giấy chứng nhận công dân tỉnh Gyeonggi

• Giấy chứng nhận công dân tỉnh Gyeonggi
Giấy chứng nhận công dân tỉnh Gyeonggi được ban hành vào năm 1952 còn lưu giữ nguyên vẹn ảnh và dấu vân tay. Giấy chứng nhận công dân được ban hành khi đó vẫn còn được lưu giữ đến hiện nay với tình trạng khá tốt và là tài liệu quý có thể cho thấy được đời sống của người dân trong tỉnh.

Bàn là

• Bàn là
Là 1 cặp gồm bàn là được làm bằng sắt và cầu là, than củi được cho vào bên trong qua 1 chiếc nắp gắn với tay cầm. Chiếc bàn là này được sử dụng sau khi giải phóng và là di vật rất hiếm còn lại cho tới ngày nay.

Đồ gốm

• Đồ gốm
Đây là một chiếc bình hoa mẫu đơn xanh ngọc bích men trắng với một mặt là họa tiết hoa mẫu đơn lớn được vẽ bằng màu xanh ngọc bích và hình bướm hoặc nhành cây đơn giản bằng màu kim loại đã oxi hóa màu xanh lục ở mặt sau. Trong giai đoạn thuộc địa Nhật, đó là sản phẩm gốm được sản xuất bằng kĩ thuật gốm Nhật Bản và rất thịnh hành tại thời điểm đó, nó được đặt trong bếp hoặc trên thùng gạo để làm bình đựng các loại hạt và ngũ cốc.

Máy khâu

• Máy khâu
Hầu hết các máy khâu còn lại cho đến ngày nay đều được cải tiến thuận tiện cho người sử dụng, di vật này không được cải tiến mà vẫn duy trì nguyên trạng thái ban đầu với bàn đạp, bàn máy, tay nắm và tình trạng bảo tồn cũng rất tốt.

La bàn

• La bàn
Là chiếc la bàn tròn mà các thầy phong thủy sử dụng khi kiểm tra phương hướng hoặc xem phong thủy. Nó được chia thành 5 vòng tròn đồng tâm với chiếc kim chỉ hướng ở giữa và biểu thị 24 phương vị.

Sách cũ

Sách

• Sách
Sách đóng quyển theo thứ tự nhất định với các trang giấy thể hiện suy nghĩ hoặc sự việc nào đó bằng chữ viết, tranh vẽ, ảnh và được dán bìa.

Truyện thơ

• Truyện thơ
Sách mô tả ngắn gọn các đoạn chính của thi kinh

Tập truyện

• Tập truyện
Một cuốn sách xuất bản cách đây rất lâu

Dụng cụ nhà bếp cũ

Cối xay

• Cối xay
Sử dụng khi nghiền ngũ cốc đã ngâm trong nước hoặc làm xay ngũ cốc làm bột

Cối giã

• Cối giã
Dụng cụ sử dụng khi giã ngũ cốc, giã gia vị, giã men tương đậu, giã Tteok bằng sức người

Đĩa đồng

• Đĩa đồng
Đĩa làm bằng kim loại đồng

Đồ gỗ cũ và máy khâu

Thùng gạo

• Thùng gạo
Thùng đựng gạo

Máy khâu

• Máy khâu
Máy may hoặc khâu vải, da, giấy, v.v. bằng kim chỉ để làm các vật dụng hữu ích

Tủ

• Tủ
Là tên gọi tất cả các loại tủ, kệ cất giữ đồ đạc trong gia đình

Tiền xu và Tiền kỉ niệm

Tiền xu

• Tiền xu
Xu mệnh giá 1 won, 5 won, 10 won được sử dụng vào những năm 79~80

Tiền Sangpyeong

• Tiền Sangpyeong
Là đồng tiền ki loại tiêu biểu thời kì Joseon

Tiền kỉ niệm Olympic 88

• Tiền kỉ niệm Olympic 88
Là đồng tiền được sản xuất bằng bạc để kỉ niệm Olympic Seoul năm 1988

Ngoài ra, “Nghìn năm Gyeonggi” còn mang ý nghĩa như một câu hỏi rằng tỉnh Gyeonggi phải chuẩn bị như thế nào cho một nghìn năm tới. Thông qua sự kiện này và buổi triển lãm trực tuyến, chúng tôi không chỉ tìm về quá khứ của Gyeonggi mà còn đem lại những kí ức về ngày xưa xung quanh mỗi chúng ta, khiến cho mọi người phải ngẫm nghĩ xem mình sẽ đem những quá khứ đó ứng dụng như thế nào để đi đến một tương lai mới.