Di sản của mai sau… Gặp gỡ mỹ thuật đương đại tại Yangpyeong
Đã tạod 2017-01-17 Số lượt truy cập 1019
Nội dung
[Triển lãm văn hóa Gyeonggi 5] Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong tổ chức triển lãm “Di sản của thời đại chúng ta” với 129 tác phẩm thuộc bộ sưu tập của bảo tàng nhân dịp
kỷ niệm 5 năm ngày thành lập đến hết ngày 19 tháng 2 tới đây.
Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong mở triển lãm “Di sản của thời đại chúng ta” nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.
Quay ngược về quá khứ, ngày 16 tháng 12 năm 2011 là ngày thứ 6 và vào ngày này “Tổ chức thương mại thế giới” (WTO) đã cho phép Liên bang Nga gia nhập với tư cách là nước thành viên thứ 154. Một ngày trước đó, tức ngày 15, là thời điểm Hoa kỳ tuyên bố kết thúc chiến tranh Iraq, và ngày hôm sau, tức ngày 17, ông Kim Jung Il đã qua đời.
Vào ngày này, tại “Yangpyeong” – nơi vốn chỉ được biết đến với các khu nghỉ dưỡng và môi trường tự nhiên được bảo tồn – đã xuất hiện một biểu tượng văn hóa nghệ thuật mới. Đó chính là “Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong” – bảo tàng mỹ thuật chuyên về nghệ thuật đương đại.
Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong mở triển lãm với tiêu đề “Đất nước ma thuật Yangpyeong” (ngày 16 tháng 12 năm 2011 ~ ngày 19 tháng 2 năm 2012) nhân kỉ niệm ngày thành lập và đã được cả thế giới biết đến.
Để chào đón năm mới Đinh Dậu, với việc tổ chức triển lãm “Di sản của thời đại chúng ta”, bảo tàng đã có một bước tiến mới với tư cách là “Bảo tàng huyện Yangpyeong” có vị trí tại xã Yanggeun, ấp Yangpyeong, huyện Yangpyeong.
◇ Biểu tượng của thời đại chúng ta chính là di sản của mai sau!
Các vị khách nhí đang xem tác phẩm “Crack-K-K” của tác giả Charles Jang tại phòng trưng bày thuộc triển lãm “Di sản của thời đại chúng ta”
Sáng ngày mùng 5 vừa qua, phòng triển lãm của Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong tràn ngập tiếng cười giòn giã của các em nhỏ. Hai em nhỏ trông như học sinh tiểu học đang nghiêng đầu và cười trước bức tranh treo trên tường. Bức tranh biểu thị dáng vẻ ngạc nhiên của một người phụ nữ đang dùng điện thoại di động khi nhìn thấy một trái tim đỏ bị nứt ra làm đôi. Đây là tác phẩm “Crack-K-K” (Acrylic trên vải, 130×130cm) của tác giả Charles Jang.
Đây là một cảnh của buổi triển lãm “Di sản của thời đại chúng ta” – buổi triển lãm nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập mà Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong tổ chức đến hết ngày 26 tháng 2 tới đây.
Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong mở triển lãm vào ngày 16 tháng 12 năm ngoái nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập nhằm khắc ghi lại hình ảnh của 5 năm vừa qua và phát triển những văn hóa nghệ thuật đã thực hiện để hướng đến một tầm cao mới. Triển lãm trưng bày 129 tác phẩm mỹ thuật thuộc nhiều loại hình như: 3D, tạo hình phẳng, đa phương tiện trong số các tác phẩm Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong đã mua lại từ năm 2011 đến năm 2015.
◇ Dễ dàng nắm bắt được xu hướng của mỹ thuật đương đại
Việc định nghĩa mỹ thuật đương đại không phải là việc dễ dàng. Bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại của điện thoại thông minh – thời đại mà mỗi khoảnh khắc nhanh đến từng giây. Mỹ thuật đương đại tồn tại sự đa dạng, trong số đó những thứ tương đồng có khoảng cách cố định và xu hướng lặp đi lặp lại. Trong đó, con mắt của những tác giả theo đuổi cái nhìn mang tính mỹ thuật được phản ánh nguyên vẹn trong các tác phẩm.
Khi đến phòng triển lãm, những tác phẩm ta nhìn thấy chính là bóng dáng của thời đương đại và là di sản của tương lai. Khoảnh khắc dõi theo đó đã trở thành một khoảnh khắc huy hoàng dù trong chốc lát.
Tác phẩm được mời tham dự của tác giả Cho Young Cheol “Thú 4 chân bảo vệ thành phố năm 2016” (Polycarbonate, thép không gỉ, 80×250×280cm, chế tác năm 2016)
Ngay khi bước vào phòng triển lãm, tác phẩm đầu tiên đập vào mắt ta đó là tác phẩm được mời tham dự của tác giả Cho Young Cheol “Thú 4 chân bảo vệ thành phố năm 2016” (Polycarbonate, thép không gỉ, 80×250×280cm, chế tác năm 2016).
Cũng giống như hình dạng của một chú ngựa chúng ta nhìn thấy ở đâu đó. Tác phẩm điêu khắc của tác giả Cho Young Cheol có cảm giác như cho ta thấy sự hiện diện của bản thân trong số những người dấu tên đang sống trong thành phố. Tại các thành phố, động vật hoang dã được xem như trung tâm của loài người. Các điểm nơi mà tự nhiên, động vật hoang dã và con người cùng nhau chung sống sẽ được làm mới thông qua chuyển động. Những cảm xúc phát ra từ thời điểm đó quả thực rất huy hoàng và rực rỡ.
Theo nghệ nhân Lim, tác phẩm này có ý nghĩa mang tính tượng trưng theo địa điểm và ghi dấu sự đa dạng của nghệ thuật đương đại. Đây cũng là biểu tượng đại diện cho chủ đề của buổi triển lãm “Di sản của thời đại này”
Bước từng bước chậm rãi. Buổi triển lãm được hình thành theo trình tự trở về quá khứ kể từ năm 2016. Nơi bước chân dừng lại là ở các gian trưng bày của năm 2014.
Tác phẩm của tác giả Lee Tae Jung “W.S1401” (Tranh sơn dầu, 162.2×112.1cm, chế tác năm 2014)
Tác phẩm của tác giả Lee Tae Jung “W.S1401” (Tranh sơn dầu, 162.2×112.1cm, chế tác năm 2014) là tác phẩm theo trường phái biểu hiện với đặc trưng là biểu hiện bầu không khí của nhân vật dựa trên màu đơn sắc hoặc sắc màu được tiết chế. Những nét bút năng động đã mang lại ý nghĩa về điều chỉnh cảm xúc, thể hiện tình yêu ấm áp trong gia đình chứa đựng trong hình ảnh người cha đang vui đùa cùng con gái.
Dời bước chân đến gian trưng bày năm 2011
Tác phẩm tiếp theo mà nghệ nhân Lim giới thiệu là tác phẩm “Người tị nạn tập trung tại ga Sariwon” của tác giả Lee Dong Pyo (Tranh sơn dầu, 132×162cm, chế tác năm 2006). Đây là một tác phẩm chứa đựng nỗi nhớ quê hương, là bản ghi chép về người dân tị nạn mà chính bản thân tác giả đã trải qua khi di dời xuống phía nam trong thời kỳ chiến tranh Hàn Quốc.
“Người tị nạn tập trung tại ga Sariwwon” của tác giả Lee Dong Pyo (Tranh sơn dầu, 132×162cm, chế tác năm 2006).
Việc xuất hiện hình ảnh mang tính tượng trưng của người mẹ đang mong nhớ đến ngày đất nước thống nhất cũng là một hình ảnh đặc trưng của tác phẩm. Nếu nhìn vào phía dưới bên phải của tác phẩm ta thấy tác giả có ghi lại dòng chữ “Dân tị nạn, Lee Dong Pyo, 2006”. Kỹ thuật xử lý màu lạnh và màu ấm trên nền màu cơ bản cùng bí quyết tác nghiệp với nét đậm đã mang lại cho tác phẩm một ấn tượng mạnh mẽ và đáng tin cậy.
◇ Sở hữu không gian triển lãm đa dạng. Được bầu chọn là Bảo tàng mỹ thuật ưu tú tỉnh Gyeonggi năm 2014~2015
Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong đang sở hữu không gian trưng bày đa dạng về loại hình khó có thể thấy được ở các bảo tàng khác như không gian triển lãm mở, đường dốc, di chuyển qua tường ngăn, v.v.
Đây là không gian được cải tạo, thiết kế để có thể phát huy các đặc trưng như tính đa dạng của mỹ thuật đương đại nhằm khắc phục sự hạn chế của không gian trưng bày cứng nhắc và tĩnh lặng của hình khối.
Về phương diện này, triển lãm lần này cũng là cơ hội để cảm nhận tính đa dạng của triển lãm.
Người mẹ và những đứa trẻ tìm đến phòng triển lãm và đang xem tác phẩm được trưng bày.
Từ năm 2014 đến năm 2015, nơi đây đã 2 lần vinh dự được bầu chọn là Bảo tàng mỹ thuật ưu tú nhất tỉnh Gyeonggi. Đặc biệt bảo tàng đã liên kết với các cơ quan giáo dục như Cơ quan hỗ trợ giáo dục Yangpyeong để ký kết thỏa thuận hợp tác công việc nên đã thu hút được nhiều sự quan tâm có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực giáo dục trải nghiệm sáng tạo.
Những tác phẩm thuộc sở hữu của Bảo tàng mỹ thuật là di sản thời nay để lại cho thế hệ mai sau. Để phù hợp với những giá trị này, hàng năm, Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong lựa chọn các tác phẩm thông qua Ủy ban đánh giá bộ sưu tập được cấu thành bởi 10 chuyên gia. Ngoài ra với tư cách là không gian mỹ thuật khu vực Yangpyeong, bảo tàng cũng không bỏ lỡ các tác phẩm của các tác giả cư trú tại địa phương.
Theo đó bảo tàng cũng có thêm chức năng của bảo tàng địa phương là duy trì các giá trị di sản văn hóa của các tác giả cư trú tại Yangpyeong. Bảo tàng đang chia sẻ với địa phương và sáng tạo ra các giá trị của địa phương thông qua các hoạt động như các nghệ nhân địa phương chế tác tác phẩm, cơ quan địa phương thu thập và bảo tàng địa phương trưng bày lại các tác phẩm đó.
Trưởng bộ phận quảng bá của Bảo tàng mỹ thuật huyện Yangpyeong Lee Sung Geun đã phát biểu rằng “Nếu là bảo tàng mỹ thuật quy mô nhỏ giới hạn trong khu vực Yangpyeong thì tôi hi vọng sau này nơi đây sẽ trở thành Bảo tàng gia đình được cả nước tìm đến bằng cách thu hút các đợt triển lãm quy mô lớn như các dự án toàn cầu” và “Hi vọng nơi đây sẽ trở thành một bảo tàng vui vẻ và bình an – nơi mà tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp có thể thưởng thức một cách vui vẻ”.