Cần tích cực áp dụng khái niệm “tính đa dạng văn hóa” vào chính sách đa văn hóa

Đã tạod 2018-04-04 Số lượt truy cập 212

Nội dung

concept-of-cultural-diversity-needs-to-be-actively-reflected-in-multicultural-policies
 
Ngày 26 vừa qua, Viện nghiên cứu Gyeonggi đã công bố báo cáo “Phương án phát triển chính sách đa văn hóa áp dụng tính đa dạng văn hóa của tỉnh Gyeonggi” trong đó xem xét ý nghĩa của tính đa dạng văn hóa và khả năng áp dụng vào chính sách đa văn hóa tại tỉnh Gyeonggi.

Tỉnh Gyeonggi hiện đang tiến hành các hoạt động đa dạng nhằm nâng cao nhân quyền và hỗ trợ sinh hoạt cho người nhập cư trong công cuộc ban hành và thi hành quy định hỗ trợ gia đình đa văn hóa dành cho người nhập cư để kết hôn, người nhập tịch và quy định hỗ trợ công dân người nước ngoài dành cho những người nhập cư chưa có quốc tịch Hàn Quốc, để xứng đáng là một nơi có nhiều người nhập cư sinh sống nhất tại Hàn Quốc.

Trong thời gian qua, các chương trình đa văn hóa và các hoạt động liên quan đã được thực hiện với trọng tâm là những người phụ nữ nhập cư để kết hôn, đối tượng chính của chính sách văn hóa là phụ nữ nhập cư để kết hôn và con cái của họ. Thế nhưng chính sách đa văn hóa dần dần phải được mở rộng, hướng đến nhiều đối tượng người nhập cư đa dạng hơn.

Theo kết quả khảo sát nhận thức về tính đa dạng văn hóa được thực hiện với đối tượng là 207 người trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2017, 87% số người được hỏi đã từng nghe đến cụm từ “tính đa dạng văn hóa”, điều này cho thấy mức độ nhận thức của quần chúng đối với tính đa dạng văn hóa đã được nâng cao rõ rệt.

Thế nhưng chỉ có 38,6% cho rằng xã hội Hàn Quốc đã công nhận và ủng hộ nền văn hóa của những người nhập cư, điều này có nghĩa là khả năng tiếp nhận tính đa dạng văn hóa của xã hội Hàn Quốc vẫn đang ở mức thấp.

Bên cạnh đó, có 92,8% người được hỏi đã trả lời là chính sách đa dạng văn hóa cần thiết cho xã hội Hàn Quốc, 89,9% hi vọng việc công nhận và mở rộng tính đa dạng văn hóa sẽ mang lại lợi ích cho công tác hội nhập xã hội của những người thuộc văn hóa thiểu số, trong đó bao gồm cả người nhập cư.

Báo cáo đã chỉ ra rằng việc mở rộng nhận thức về tính đa dạng văn hóa có thể giúp ích cho việc xóa bỏ giới hạn của người nhập cư khi bị phân biệt bằng cụm từ “đa văn hóa” và giúp họ được tiếp nhận vào phạm vi “chúng ta”, đồng thời “chúng ta” phải cùng chung tay để thay đổi nhận thức về việc xây dựng “đa văn hóa” nên việc áp dụng khái niệm tính đa dạng văn hóa trong chính sách đa văn hóa đang dần trở nên cấp thiết.

Đặc biệt, ông Kim Seong Ha – nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Gyeonggi đã nhấn mạnh “Tính đa dạng văn hóa không chỉ nói đến những người thuộc văn hóa thiểu số mà nó còn mang ý nghĩa là công nhận các nền văn hóa không chính thống, coi giá trị của sự đa dạng này là động lực để phát triển xã hội” và “Nếu khái niệm tính đa dạng văn hóa được áp dụng vào chính sách đa văn hóa thì nó sẽ có ích rất nhiều cho việc cải thiện nhân quyền, hòa nhập xã hội của người nhập cư”.